Bạn đang xem bài viết Cách nuôi sóc bông đơn giản hiệu quả tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sóc bông là một trong những loài sóc tương đối đẹp, nhanh nhẹn, thông minh được nhiều bạn trẻ yêu thích trong bộ môn nuôi sóc. Nhưng nhiều bạn vẫn đang tò mò không biết cách chăm sóc như thế nào có cầu kỳ quá không? Vậy sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu để chăm sóc bé sóc nhà mình nha
Sơ nét về thông tin của sóc bông
- Nhận dạng: màu lông xám, xám đen, xám trắng,ám nâu. Lông bụng màu vàng nhạt, vàng kem, vàng cam, đỏ cam, đỏ xậm. Khi trưởng thành đuôi xù rất to. 4 chân xám trắng hơn màu lông trên thân.
- Nặng: 400-600g
- Tuổi thọ: 4- 6 năm
- Thức ăn: trái cây, củ quả, lá cây, vỏ cây, côn trùng, sâu bọ, các loại động vật nhỏ.
- Đặc tính: rất hun dữ. Hoạt động ban ngày.
- Kích cỡ: rất to, khi trưởng thành lông xù nhìn cứ như mèo nhà. Tập tính rất nghịch ngợm, khó thuần, ko chịu nằm im 1 chổ, khá hun dữ.
- Bệnh: Loài này rất dễ nuôi, thường gặp nhất là bỏ ăn mất sức và chết, hiếm khi tiêu chảy sình bụng
Cách nuôi sóc bông
Chuồng cho sóc:
– Các bạn có thể tận dụng các hộp giấy: hôp bánh quy, hay các hộp có kích thước khoảng 20x20x20 (dài , rộng , cao) là kích thước tốt nhất cho chỗ ở của chú sóc bông.
– Nhớ là các bạn nên đục các lỗ xung quanh cho thoáng,cung cấp nhiều không khí hơn cho nó nha.
– Quan trọng hơn hết là phần chỗ ở phải có nấp đậy chắn chắn.
– Khi bé lớn có thể nuôi bé trong lồng chim để phù hợp với kích cỡ của bé.
*Lưu ý:
– Hạn chế các chuồng có chất liệu kim loại, vì trong hợp chất kim loại có chứa nhiều chất chì, hồ cá hay thùng nhựa không giữ được độ ấm tốt, không thấm chất thải của bé và không thông thoáng dễ ảnh hưởng sức khỏe các bé sóc nhà ta.
Cung cấp nhiệt độ:
– Cũng giống như việc chăm sóc cho gà các bé sóc nhà ta cũng cần nhiệt độ ấm áp nhất là các bé dưới 3 tuần tuổi. Cho nên các bạn nên hỗ trợ thêm đèn nhỏ và có chụp đèn để giữ an toàn và ánh sáng cũng như nhiệt độ hợp lý, nên để tránh xa chuồng ở của sóc khoảng 40 cm, và chỉ nên chiếu 2/3 vào chỗ ở.
Lót chuồng:
– Thông thường thì dùng giáy báo, khăn bông hoặc quần áo cũ, tuyệt đối không dùng mùn cưa bụi, không dùng bông gòn hay các loại vải thun vì như thế sẽ giữ phần nước tiểu của sóc lại, làm chuồng trở nên dơ hơn, nên thường xuyên kiểm tra chuồng trại để thay lót chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh được tốt.
Vật dùng cho sóc uống sữa :
– Các bạn có thể dùng chai nhỏ mắt, ống tiêm đã vệ sinh sạch sẽ hoặc có thể dùng ống hút nếu bạn không có những thứ trên.
Chăm sóc khi mới mang về
Chuồng nuôi:
– Các bạn nên sử dụng giấy báo hoặc quần áo cũ lót 2 đến 3 lớp. Khi thấy lót chuồng ẩm ướt hoặc nhiều phân bạn phải thay lót mới ngay để đảm bảo vệ sinh và tránh các mầm bệnh.
Chế độ sưởi ấm:
– Luôn cần bật sưởi vào buổi tối. Trời sáng chuyển gió hay trời mát hoặc mưa thì chúng ta nên bật sưởi hoặc khi cho ăn chúng ta chạm vào bụng sóc nếu thấy lạnh chúng ta phải bậc sưởi ngay.
– Thời gian sưởi khoảng 20 phút hoặc có thể hơn. Lưu ý nhớ kiểm tra nhiệt độ trong chuồng không sưởi quá nhiều như gà con sẽ làm khô da nghiêm trọng hơn và bé chết dần đi nha.
Chế độ ăn uống:
– Lúc bé còn nhỏ cho sóc ăn một ngày 6 lần
– Thức ăn chủ yếu là sữa
– Khi bé lớn 1 ngày ta có thể giảm số lần cho ăn xuống 4 lần trên ngày
– Không nên cho bé uống quá no sẽ khiến bé sình bụng, khó tiêu vì thế nên chia thời gian cho ăn hớp lý
– Khi lớn thức ăn cũng sẽ thay đổi thức ăn chính là trái cây như chuối, đu đủ ….
Kích thích đi vệ sinh
– Ngay khi cho bé ăn xong chúng ta có thể tác động vào bụng xuống bộ phận sinh dục của sóc để sóc đi vệ sinh. Hoặc nếu không dùng tay thì các bạn có thể thấm một miếng bông gòn ướt rồi tác động đến bộ phận sinh dục của bé.
– Tập cho bé ăn xong rồi đi vệ sinh sẽ duy trì thói quen đến lớn, vì điều này tốt cho hệ tiêu hóa của sóc.
– Tránh trường hợp sau khi lớn đi bậy lên người chủ
Phơi nắng để sưởi ấm:
– Phơi nắng sớm khi nắng ấm nhẹ, thời gian tốt nhất để phơi nắng đó chính là từ 5h30 đến 6h. Phơi khoảng 15 đến 20p là được.
– Khi cho bé phơi nắng nhớ canh bé tránh chó mèo tấn công.
Những điều quan trọng cần lưu ý khi chăm sóc:
– Sóc trong giai đoạn này rất là yếu, tuyệt đối cần tránh những điều sau đây:
+ Không để trong phòng máy lạnh, không để trong phòng quạt gió.
+ Tránh việc ẵm bồng bé quá lâu, tránh không cho người lạ chạm vào bé. Tuổi này bé cần được ăn uống vệ sinh xong là trở lại chuồng ở ngủ ngay. Chỉ nên ngắm nhìn bé.
+ Tránh sử dụng sữa đa pha quá nhiều lần, hoặc sữa hộp khui ra để đã lâu
– Giữ chuồng trại luôn trong tình trạng khô thoáng, tránh nơi có kiến, tránh nơi mưa tạt gió lùa và ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
– Giữ dụng cụ cho bé ăn trong tình trạng luôn sạch sẽ, rửa xong cần được đem phơi khô ngay.
Sóc bông là một động vật vô cùng đáng yêu, chỉ cần dành thời gian ra một chút ở giai đoạn lúc sóc còn nhỏ để chăm sóc, thì lớn lên bé vô cùng quí mến bản thân chủ của nó. Hi vọng với một số thông tin mà chúng tôi cung cấp đến các bạn, việc chăm sóc cho thú cưng sóc bông sẽ đơn giản hóa và đạt được hiểu quả.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi sóc bông đơn giản hiệu quả tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.