Bạn đang xem bài viết Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp tại nhà tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trùn quế có thể tạo ra phân, đây là loại phân hữu cơ rất tốt để trồng rau sạch. Giun quế sinh sản và phát triển rất nhanh, vì thế bạn có thể tự nuôi ở nhà để phục vụ cho việc trồng rau sạch của mình. Bài viết sau đây của Wiki Cách Làm sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi trùn quế trong thùng xốp, hãy cùng đọc để biết thêm nào!
Chuẩn bị môi trường nuôi trùn quế
1. Chuẩn bị dụng cụ
- Thùng xốp
- 1 vỏ chai nước suối loại 1,5 lít, vỏ chai bạn hãy đục lỗ quanh chai và cắt phần đáy nhưng mà không cắt rời để làm nắp nhé.
- Đất ( cái này thì không thể thiếu nha).
- Dụng cụ chuyên dùng để xới, chăm sóc và thu hoạch trùn để chúng không bị tổn thương.
- Tấm bạt che nắng bằng đay hoặc chiếu cói.
- Thùng tưới nước có vòi hoa sen. Nếu không bạn có thể thay thế bằng rổ cũng được.
- Gáo múc nước, có thể là gáo nhựa, gáo dừa hay mũ bảo hiểm đã không còn sử dụng nữa.
2. Tiến hành xử lý chất nên nuôi trùn quế
- Chất nền không chỉ là môi trường sống của trùn quế mà còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho chúng.
- Chất nền lý tưởng nhất cho việc nuôi trùn quế chính là phân bò đã phơi ải. Nếu không có, bạn có thể thay thế bằng rơm rạ mục hay phân tươi.
Sau khi đã có chất nền, các bạn tiến hành ủ chúng. Tùy theo điều kiện tại nơi bạn nuôi chúng mà sẽ chọn 1 trong 3 cách ủ chất nền như sau:
2.1 Ủ nóng cho chất nền
Trước hết, bạn phải rửa sạch chất tiểu dính trong phân vì trùn quế rất sợ chúng.
Nguyên liệu làm chất nền: phân trâu, phân bò, phân heo,… cùng các chất độn như cỏ, rơm, rạ, lá khô,…
Cách thực hiện:
- Chọn một lớp nền cứng để trải một lớp phân dày khoảng 10-15 cm lên đó.
- Tiếp theo trải chất độn dày khoảng 10 cm đã được trộn cùng vôi. Sau đó bạn lại rải đến lớp phân, rồi lại đến chất độn.
- Lặp đi lặp lại như thế đến khi đống phân vung cao lên 1-1,5 m.
- Giữa đống phân, bạn cắm một thân tre để không khí trong đất được lưu thông.
- Kế tiếp, bạn phủ lên mô đất một lớp lá chuối hay cỏ tranh để che mưa che nắng.
- Cứ 5-7 ngày thì bạn tưới nước và xào đảo đống phân một lần.
- Sau 3-4 tuần liên tiếp như thế thì bạn có thể lấy đống phân này ra nuôi trùn quế.
2.2 Ủ nguội cho chất nền
- Cách đắp đống phân của ủ phân nguội tương tự như ủ phân nóng.
- Tuy nhiên, ủ phân nguội không cần trộn chất độn cùng với vôi.
- Sau khi tạo thành đống phân cao khoảng 1-1,5 m, bạn lấy rơm rạ phủ lên chúng rồi tưới nước.
- Tiếp theo, bạn lấy bùn chát kín đống ủ.
- Khoảng 3 tháng thì bạn có thể mang đống phân này ra sử dụng.
2.3 Ủ hỗn hợp cho chất nền
- Đây là cách ủ có sự kết hợp giữa ủ nóng và ủ nguội.
- Trước hết, các bạn hãy đắp đống phân tương tự như ủ nóng.
- Sau 4-6 ngày, bạn tưới nước giữ ẩm cho đất rồi dùng bùn chát kín đống phân lại.
- Sau khoảng 2 tháng thì bạn đã có thể mang đống phân này ra sử dụng cho việc nuôi trùn quế.
3. Những lưu ý khi trải chất nền
- Chất nền chỉ được dày từ 10-20 cm.
- Trước khi san bằng bắt buộc phải tưới nước và xới đều chất nền.
- Phải thả chất nền trước khi chính thức nuôi trùn quế í khoảng 2-3 ngày.
- Nếu con giống bạn chọn là trùng sinh khối thì không cần đến chất nền.
- Nếu dùng rơm rạ mục thì sau khi rải chúng, bạn phải rải thêm một lớp phân tươi.
Hướng dẫn cách nuôi trùn quế trong thùng xốp tại nhà
1. Chọn giống và thả trùn quế
1.1 Chọn giống
Bạn nên chọn trùn quế sinh khối vì loại trùn này có cả trùn bố, trùn mẹ, trứng kén, trùn con cũng như cơ chất giúp chúng không bị “sốc” trước sự thay đổi đột ngột khi chuyển sang môi trường sống mới.
1.2 Thả trùn quế vào thùng xốp
– Mật độ thả giống trùn quế đảm bảo năng suất cao nhất:
- Nếu là trùn sinh khối thì mật độ 9-12 kg/ m2.
- Nếu là giun tinh thì mật độ khoảng 3-4 kg/m2.
– Cách thả trùn vào thùng xốp như sau:
Bước 1: Cho chất nền vào thùng xốp.
Bước 2: Đào một lỗ giữa thùng và chôn vỏ chai nhựa đã cắt xuống, sao cho phần đáy úp lên trên. Lưu ý bạn chỉ chôn ngang phần miệng đít chai thôi nhé!
Bước 3: Hằng ngày bạn hãy cho rác nhà bếp vào chai nhựa và đậy nắp lại ( trừ cơm nguội, đồ ăn có muối mặn, dầu mỡ). Giun sẽ chui vào chai nhựa và tiến hành phân hủy rác ở trong chai, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở thành tập đoàn giun cực kì lớn.
Lưu ý:
- Mỗi ngày bạn phải tưới ẩm lên mặt thùng. Đây là cách nuôi trùn quế cực kì quan trọng mà bạn nhất định phải nhớ.
- Trong những ngày có nhiệt độ trên 34 độ C, bạn hãy tưới nhiều hơn những ngày khác.
2. Che phủ nơi nuôi trùn quế
- Bạn hãy dùng chiếu cói, bao tải hay tấm bìa đậy lên miệng thùng. Vì trùn quế rất ưa tối. Càng ẩm tối thì chúng càng ăn uống mạnh dạn và sinh sản nhanh chóng.
- Che phủ xong thì bạn tưới nước lên tấm che để chất đệm phía dưới được ẩm ướt đều.
3. Cấp ẩm cho trùn quế
– Vào mùa nắng, bạn hãy tưới nước cho thùng xốp nhiều hơn mùa mưa.
– Bạn có thể kiểm tra chất nền có trong thùng đã có độ ẩm tiêu chuẩn hay chưa thông qua những cách như sau:
- Dùng tay lấy một nắm chất nền, bóp nhẹ và thấy có một ít nước chảy ra kẽ tay thì độ ẩm lúc đó là đạt chuẩn.
- Nhưng nếu khi bạn bóp nhẹ mà nước chảy thành dòng tức là thừa ẩm, còn ngược lại, dù bóp nhẹ hay bóp mạnh, vẫn không có nước chảy ra chính là thiếu ẩm.
– Dựa vào từng dấu hiệu ghi nhận được mà bạn chủ động thay đổi lượng nước tưới vào thùng xốp mỗi ngày nhé!
4. Thức ăn cho trùng quế
- Sau khi thả trùn quế được 1-2 ngày thì bạn cho chúng ăn.
- Nếu thức ăn cũ còn lại thì bạn không nên cho thức ăn mới vào vì như thế sẽ làm cho chúng không muốn ngoi lên mặt thùng, chỉ tập trung ở lớp nền phía dưới để ăn thôi.
- Thức ăn của trùn quế là: phân tươi của trâu, bò, heo,… cùng rác hữu cơ đã hoai mục được theo 1 trong 3 phương pháp ủ như đã nêu ở trên.
- Trước khi cho trùn ăn, bạn trộn lẫn phân tươi và rác hữu cơ này lại, mang vào ngâm trong bể tưới nước sạch khoảng 1-2 ngày. Đến khi thành một dạng lỏng sền sệt thì bạn hãy cho trùn ăn nhé!
- Khi cho trùn ăn, bạn giở tấm che phủ lên, rải thức ăn thành những vệt dài hay thành từng cụm nhỏ phân bố đều nhau.
- Cho trùn ăn xong thì bạn đậy tấm che lại và tưới nước lên để cấp ẩm.
Lưu ý:
- Vào mùa hè, cách 2-3 ngày, bạn cho trùn quế ăn một lần. Mỗi lần cho ăn, bạn trải một lớp thức ăn dày khoảng 2-3 cm.
- Vào mùa đông, cách 3-4 ngày bạn mới cho trùn quế ăn. Mỗi lần cho ăn, lượng thức ăn sẽ nhiều hơn vì lớp thức ăn lúc này cần dày 5 cm trải phủ khắp mặt chất nền trong thùng.
5. Phòng và trị bệnh cho trùn quế
- Theo dõi thùng xốp nuôi trùn, nếu thấy có kiến thì tiêu diệt ngay.
- Che chắn, trông chừng cẩn thận kẻo sóc, cóc, ếch, gà, chuột,… ăn trùn.
- Không được để trùn tiếp xúc với nước rửa chén, xà phòng giặt đồ,… vì chúng sẽ bị chết ngay tức thì.
- Đảm bảo điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng vì nếu thiếu ẩm hoặc quá sáng, trùn sẽ bò đi hết.
- Nếu trùn toàn thân bị bầm tím rồi chết nhanh, tức là chúng đã bị bệnh no hơi. Lúc này bạn cần hốt hết phân cũ đang có trong thùng và tưới nước vào đấy để cấp ẩm.
- Nếu nhìn thấy trùn ngoi hết lên bề mặt. bạn hãy dùng cuốc xới đều toàn bộ bề mặt và tưới nước vào.
6. Thu hoạch trùn quế
Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, bạn lấy 20 cm bề mặt chất nền có trong thùng ra trải trên một tấm bạt nilon. Nhớ phải chọn nơi có nhiều nắng nhất để dễ bắt trùn nhé vì chúng rất sợ ánh sáng.
>>> Xem thêm: Cách nuôi chim cút đẻ trứng nhiều đúng kỹ thuật
Trên đây là cách nuôi trùn quế, các bạn hãy thử làm theo để nuôi giun quế nhé. Đất này sau khi giun quế đã phân giải sẽ rất tốt để trồng rau củ đấy! Chúc các bạn thành công.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp tại nhà tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.