Bạn đang xem bài viết Cách tính nhẩm nhanh với phép cộng, trừ, nhân, bình phương tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để học giỏi môn Toán học, các em không những học thuộc các công thức tính mà bên cạnh đó còn cần phải biết được những cách tính toán phép cộng, trừ, nhân, chia bằng cách tính nhẩm nhanh. Vậy tính nhẩm như thế nào cho nhanh và chính xác nhất? Hôm nay, Wiki Cách Làm sẽ hướng dẫn các em cách tính nhẩm nhanh với những con số Toán học phức tạp này.
Cách tính nhẩm nhanh với phép cộng
– Khi cộng hai chữ số, các em hãy đặt số lớn trước số bé rồi tính nhẩm đếm lên trong đầy sẽ giúp các em cộng nhanh hơn.
Ví dụ: 3 + 36 sẽ thành 36 + 3 = 39
– Tách số cần cộng thành từng khoảng 10 , 100 … đơn vị một lần tương ứng.
Ví dụ: 68 + 31 = 68 + 10 + 10 + 10 + 1 = 78 + 10 + 10 + 1 = 88 + 10 + 1 = 98 + 1 = 99
654 + 234 = 654 + 100 + 100 + 10 + 10 + 10 + 4 = 854 + 10 + 10 + 10 + 4 =884+4=888
– Tách số cộng thứ 2 ra để tròn chục với số cộng thứ 1 sau đó cộng nhẩm với phần còn lại.
Ví dụ: 46 + 38 = 46 + 4 + 34 = 50 + 34 = 84
38 + 37 = 38 + 2 + 35 = 40 + 35 = 75
– Dùng số tròn chục gần với số cộng thứ 2, tiếp theo cộng với số cộng thứ 1, sau đó trừ đi số thừa.
Ví dụ: 47 + 39 = 47 + 40 – 1 = 87 – 1 = 86
– Tách các số cộng thành các số tròn chục rồi cộng riêng số lẻ của các số cộng.
Ví dụ: 78 + 65 = 70 + 60 + 8 + 5 =130 + 13 = 143
Cách tính nhẩm nhanh với phép trừ
– Đếm nhẩm ngược từ số nhỏ lên đến gần chục.
Ví dụ: 36 – 27 = ? các em đếm nhẩm 27 đến 30 là 3 đơn vị, từ 30 đến 36 là 6 đơn vị => 36 – 27 = 9
64 – 38 = ? các em đếm nhẩm 38 đến 40 là 2 đơn vị, từ 40 đến 64 là 24 đơn vị => 64 – 38 = 2 + 24 = 26
– Tách số ra cho tròn chục rồi trừ hoặc cộng số thừa.
Ví dụ: 76 – 38 = 76 – 40 + 2 = 38 76 – 52 = 76 – 50 – 2 = 24
Cách tính nhẩm nhanh với phép nhân
Phép tính nhân tam giác với số 1
Đây là một trong những phương pháp tính nhẩm nhanh và chính xác đối với phép nhân. Các em chỉ cần nắm được quy tắc phép tính tam giác của số 1, trong một dãy số gồm các chữ số 1 nhân với chính nó sẽ được kết quả là một dãy số tiến và lùi rất dễ nhớ. Các em có thể hình dung phép tính nhân tam giác qua hình vẽ sau:
Phép tính nhân tam giác với số 8
Phép tính nhân tam giác với số 8 này chỉ cần nắm được quy luật của nó thì sẽ rất đơn giản. Các em có thể hình dung được qua hình vẽ dưới đây:
Cách tính nhẩm nhanh phép nhân với số 9
Cách tính nhẩm này giúp các em dễ nhớ bảng cửu chương 9. Trong bảng cửu chương 9, các em sẽ thấy kết quả hàng chục có số thứ tự từ 0-9 và hàng đơn vị có số thứ tự từ 9-0 và tổng của chúng luôn bằng 9. Các em hãy nhìn vào hình vẽ dưới đây:
Cách tính nhẩm nhanh phép nhân với số 10
Đây là một trong những quy tắc phép nhân dễ nhất mà các em cần nắm được để thực hiện tính toán. Cách tính nhẩm như sau:
– Muốn nhân một số tự nhiên với 10 các em chỉ việc viết thêm một, hai, ba…chữ số 0 vào bên phải của số đó.
Ví dụ: 5 x 10 = 50, 25 x 10 = 250, 250 x 10 = 2500…
– Khi cần nhân một số thập phân với 10, chỉ việc chuyển dấu phẩy thập phân của số đó sang bên phải một chữ số.
Ví dụ: 1,345 x 10 = 13,45…
Cách tính nhẩm nhanh phép nhân với số 15
Khi nhân một số nào đó với 15, các em hãy nhân số đó với 10 rồi cộng với một nửa kết quả đó.
Ví dụ: 35 x 15, ta thực hiện phép tính 35 x 10= 350. Sau đó lấy 350 + 175= 525.
Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
Cách tính nhẩm này rất đơn giản. Các em chỉ cần tách số có hai chữ số thành hai phần, số đứng trước là hàng trăm, số đứng sau hàng đơn vị. Tiếp theo, ta cộng hai chữ số với nhau rồi chèn vào giữa tạo thành hàng chục.
Cách tính này chỉ áp dụng đối với những số khi cộng hai chữ số lại có tổng nhỏ hơn 10.
Nhân số có nhiều chứ số với 11:
Nhân hai số có hai chữ số lớn gần bằng 100
tính tổng hai số mới, lấy 100 trừ đi kết quả đó ta được con số hàng nghìn và hàng trăm. Quay trở lại kết quả của hai phép tính đầu tiên, nhân hai số mới với nhau sẽ cho kết quả hàng chục và hàng đơn vị. Xem ảnh minh họa bên dưới:
Nhân các số 6, 7, 8, 9 bằng cách sử dụng ngón tay
Đây là phương pháp “phép nhân kiểu Nga”, các em chỉ cần đánh số cho các ngón tay trên hai bàn tay như hình vẽ. Ngón út là 6 và ngón cái là 10.
Khi muốn thực hiện phép tính 7 x 8, các em hãy chạm hai ngón tay có số tương ứng vào nhau.
Sau đó, tổng số ngón tay bên dưới (gồm cả hai ngón chạm vào nhau) là hàng chục. Trong phép tính này, số ngón tay là 5 nên hàng chục là 5 (hoặc 50). Tích số ngón tay phía trên là hàng đơn vị (trong ảnh là 3 x 2 = 6). Sau đó, ghép số hàng chục với hàng đơn vị ta được kết quả là 56.
Tính nhẩm nhân số có 2 chữ số với nhau
Ví dụ: 42 x 21 = ?
– Trước tiên, các em lấy số hàng chục của số thứ 1 nhân với số hàng chục của số thứ 2, số hàng đơn vị của số thứ 1 nhân với số hàng đơn vị của số thứ 2. Như vậy với ví dụ trên các em sẽ có 4 x 2 = 8; 2 x 1 = 2, vậy các em đã biết số thứ 1 và số thứ 3 của kết quả là 8 và 2.
– Tiếp theo, các em lấy số hàng chục của số thứ nhất nhân với số hàng đơn vị của số thứ 2, và lấy số hàng đơn vị của số thứ 1 nhân với số hàng chục của số thứ 2, sau đó tính tổng của 2 số đó. Ví dụ trên: 4 x 1 = 4; 2 x 2 = 4; 4 + 4 = 8 như vậy các em sẽ được chữ số hàng chục của kết quả là 8.
Lưu ý: nếu các phép nhân trong khi thực hiện có kết quả là số có hai chữ số thì các em sẽ lấy phần bên phải của số đó. Còn số bên trái thì các em ghi nhớ và cộng vào các hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn tương ứng.
Cách tính nhẩm nhanh bình phương
Tính nhẩm bình phương cho số có 2 chữ số và số tận cùng là 5
– Các em lấy chữ số hàng chục nhân với số liền kề của số hàng chục (số hàng chục cộng thêm 1).
– Sau đó viết thêm 25 vào phía sau kết quả trên.
Ví dụ: 85^2 = ?
=> 8 x (8+1) = 72
=> Thêm 25 vào phía sau, sẽ được 7225.
Tính nhẩm bình phương của một số có 2 chữ số
Ví dụ: 67^2 =?
– Lấy số tròn chục gần nhất với số đó, ở đây là 70. Sau đó các em lấy số tròn chục này trừ đi số cần tính bình phương, 70 – 67 = 3.
– Lấy số cần tính bình phương trừ đi số tìm được ở bước 1, ta có 67 – 3 = 64. Tiếp tục tính tích của số này với số tròn chục gần nhất, như vậy phép tính nhân sẽ dễ dàng hơn. Như ví dụ thì các em sẽ có 64 x 70 = 4480.
– Tính bình phương của số tìm được ở bước 1, ở đây là 32 = 9, cuối cùng các em cộng số này với kết quả ở bước 2 là sẽ ra được kết quả của phép tính bình phương ban đầu. Theo ví dụ trên thì 4480 + 9 = 4489.
Xem thêm >> Cách học tốt môn toán hiệu quả nhất
Wiki Cách Làm vừa hướng dẫn các em cách tính nhẫm nhanh với phép cộng, trừ, nhân và bình phương. Chúc các em thành công và ngày càng học giỏi hơn!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách tính nhẩm nhanh với phép cộng, trừ, nhân, bình phương tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.