Bạn đang xem bài viết Cách trồng khổ qua mùa mưa cho trái quanh năm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Canh khổ qua nấu thịt là một món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm mùa hè của các gia đình Việt. Khổ qua không những là nguyên liệu cho những món ăn ngon mà đó còn là một vị thuốc giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Mùa hè sắp gõ cửa, hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu cách trồng khổ qua có thể cho trái quanh năm ngay hôm nay nhé!
Công tác chuẩn bị trước khi trồng khổ qua
1. Xác định thời vụ gieo trồng
Bạn có thể trồng khổ qua vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng được. Đặc biệt là vào mùa mưa vì lúc này chúng sẽ cho ra năng suất cao hơn nhiều so với mùa khô.
2. Chọn giống
– Có 2 loại khổ qua, đó là khổ qua trắng và khổ qua trái xanh.
– Bình quân cứ mỗi công đất, khoảng 1000 m2 cần có 0,5 kg hạt giống khổ qua để gieo trồng.
3. Chuẩn bị đất trồng
– Loại đất lý tưởng nhất để trồng khổ qua đó là loại đất thịt pha cát. Vì loại đất này không những tơi xốp mà còn có khả năng thoáng khí, thoát nước tốt.
– Trước khi tiến hành gieo hạt từ 15-20 ngày , đất trồng phải được làm sạch cỏ dại và phơi ải để tiêu diệt mầm bệnh.
4. Lên liếp
– Nếu gia đình bạn có mô hình nuôi trồng khổ qua lớn, trồng theo kiểu canh tác thì phải tiến hành lên liếp cho đất. Mỗi liếp đất rộng 0,6-0,8 m, được tưới nhiều để đất được tăng cường độ ẩm.
– Lên liếp xong thì tiến hành căng màng che phủ hết chiều dài của luống. Màng che phải dài đến rãnh, dùng cọc tre hay cọc gỗ ghim lại để bên trong tránh cỏ dại mọc um tùm, bên ngoài thì tránh gió giật bay miếng màng.
– Cuối cùng, bạn hãy khoét lỗ trên các tấm màng để lúc sau tiến hành gieo hạt. Mỗi lỗ khoét này cách nhau khoảng 0,5 m là lý tưởng nhất.
5. Bón lót
– Lên liếp xong thì bạn bón lót cho đất bằng vôi. Mỗi công cần bón 80-100 kg vôi.
– Tiếp theo chuyển sang bón phân cho đất bằng loại phân chuồng hoai mục dọc theo tim luống, kéo dài từ đầu luống đến cuối luống. Tim của luống này cách tim của luống kế bên khoảng 1,2 m là được.
Hướng dẫn cách trồng khổ qua
1. Chuẩn bị hạt giống
– Bạn pha nước sôi với nước lạnh theo tỷ lệ 2:3.
– Sau đó thả hạt giống vào nước này ngâm chừng 5-6 tiếng thì vớt ra, đem ủ vào một chiếc khăn ẩm và túm gọn chiếc khăn này lại.
– Sau 24 tiếng, bạn rửa sạch lớp nhờn bên ngoài rồi lại đem hạt đi ủ tiếp tục đến khi chúng nứt ra thì mang đi gieo.
2. Tiến hành gieo trồng
– Trước hết bạn xới đảo đất lên để chúng tơi xốp, sau đó đào các lỗ nhỏ.
– Bạn thả hạt giống vào từng cái lỗ, khi thả đưa chỗ có vết mầm nứt xuống dưới, lấp đất và tưới ẩm.
– Chừng 5-7 ngày sau thì hạt giống của bạn sẽ nảy mầm.
– Thêm khoảng 3 tuần sau, các cây con sẽ mọc cao lên khoảng 12-15 cm và bắt đầu ra lá non.
– Nếu có côn trùng gây hại, hãy dùng Basudin để lý với tỷ lệ 1 kg/ 1000 m2.
– Ngoài ra bạn cũng nên tính đến phương pháp dự trù bằng cách gieo một số hạt vào bầu đất để khi có cây nào đó không mọc nổi hoặc bị sâu bệnh tấn công, bạn sẽ còn cây giống khác mà thế vào.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây khổ qua
1. Tưới nước
– Một trong những công tác quan trọng đầu tiên khi chăm sóc cây khổ qua chính là tưới nước cấp ẩm.
– Tốt nhất bạn nên tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày, một lần vào lúc sáng sớm và một lần vào lúc chiều mát.
– Sau khi mưa lớn, mưa dầm dề kéo dài, bạn phải tiến hành tiêu nước ngay để cây không bị ngập úng đến mức thối rễ.
2. Bón phân
– Bạn hãy bón thúc cho cây bằng phân u-rê theo định kì 7 ngày/ lần. Nếu nhìn thấy cây vẫn phát triển chậm thì bạn dùng phân vi sinh bón lá để kích thích khả năng sinh trưởng của cây.
– Khi cây khổ qua bắt đầu đâm chồi, mọc ra nhiều lá, bạn hãy dùng HVP 401.N theo định kì 7 ngày/ lần.
– Khi cây ra hoa, bạn tạm ngưng sử dụng HVP 401.N và chuyển sang sử dụng phân bón HVP Auxin Organic. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng HVP Auxin Organic 2 lần thôi, mỗi lần cách nhau chừng 7 ngày.
– Sau đó, bạn sẽ quay lại dùng phân bón HVP 401.N cũng theo định kí 7 ngày/ lần như cũ để đảm bảo quả khổ qua sau khi thu hoạch sẽ căng bóng, chắc thịt.
3. Làm giàn
– Một đặc điểm không thể không nhắc đến khi nói về cách trồng khổ qua, đó là chúng càng leo cao thì sẽ càng cho ra nhiều quả. Đấy là lý do giải thích vì sao bạn phải làm giàn cho chúng leo.
– Giàn leo cho khổ qua nhất định phải kiên có để không bị gió lớn giật ngã.
– Bạn có thể làm giàn liếp từ tre, nứa hoặc nếu muốn đơn giản hơn, bạn hãy đóng các cọc gỗ rồi giăng lưới lên đấy.
– Chiều cao trung bình mỗi giàn khoảng 2-2,5 m, rộng chừng 3 m.
4. Thụ phấn cho cây
– Sau khi trồng khổ qua được 1 tuần, bạn sẽ thấy các hoa màu vàng tươi sắc của chúng xuất hiện.
– Bạn có thể nhờ ong bướm thụ phấn cho hoa, nhưng để tăng cường khả năng thụ phấn cho cây, bạn cũng có thể chủ động thụ phấn cho hoa.
– Hoa khổ qua đực chỉ sống một ngày, nên nếu bạn thụ phấn cho cây thì nên tiến hành nhanh mới đạt hiệu quả.
– Khi hoa và quả non bắt đầu xuất hiện, bạn nên tỉa bớt lá ở gần chúng để quả lúc sau nhận được nhiều ánh sáng, dinh dưỡng và mau lớn hơn.
5. Phòng ngừa sâu bệnh cho cây
Phòng trừ sâu bệnh luôn là một kỹ thuật trồng cây quan trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng của quả khổ qua khi thu hoạch. Sau đây là một vài sâu bệnh thường gặp và cách điều trị khi trồng khổ qua mà chúng tôi muốn hướng dẫn cho các bạn:
– Sâu xanh tấn công: Phun Homectin để tiêu diệt.
– Các loại rầy, rệp sáp, sâu vẻ bùa: Dùng Mimic hoặc Brightin để phòng trừ.
– Bệnh đốm lá: dùng thuốc Topsin, Mataxyl,…
– Bệnh héo cây: Sử dụng thuốc Vali,Exin,Sincosin để xử lý.
Thu hoạch khổ qua
– Khi bạn nhìn thấy trái khổ qua to khỏe, da căng bóng thì đã có thể thu hoạch.
– Thông thường khổ qua chồng trong chậu hay trong thùng xốp sau khoảng 50 ngày thì đã thu hoạch được rồi.
– Nếu đảm bảo kỹ thuật chăm sóc tốt như trên, cây có thể cho ra trái kéo dài đến 30-45 ngày luôn đấy!
>>> Xem thêm: Cách trồng rau răm bằng cành
Khổ qua không phải là loại quả quá khó trồng. Chỉ cần bạn khéo tay một chút là đã có một giàn leo xanh mát vừa cho quả cho bữa ăn hàng ngày. Hi vọng với những hướng dẫn chi tiết về cách trồng khổ qua mà Wiki Cách Làm vừa chia sẻ sẽ giúp sản lượng khổ qua thu hoạch được của nhà bạn tăng cao không ngừng. Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trồng khổ qua mùa mưa cho trái quanh năm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.