Bạn đang xem bài viết Cách ủ phân chuồng (phân trâu, phân bò, phân gà) nhanh hoai mục và hiệu quả nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để cây gừng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, sử dụng phân hoai mục là hết sức cần thiết bởi chúng sẽ giúp đất tơi xốp và tăng thêm hữu cơ cho cây. Với hướng dẫn cách ủ phân chuồng (phân trâu, phân bò, phân gà) nhanh hoai mục và hiệu quả hôm nay, bạn sẽ có thêm cho mình kinh nghiệm hay để chăm sóc, trồng cây hiệu quả.
Có 3 phương pháp ủ phân cơ bản
Phương pháp 1: Ủ nóng
Khi lấy phân ra khỏi chuồng, phân sẽ được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước. Sau đó, tưới nước lên phân để giữ độ ẩm cho phân chừng 60-70%. Bạn cũng có thể trộn thêm 1% vôi bột nếu như phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1-2% supe lân để giữ đạm. Sau cùng là trát bùn bên ngoài đống phân, tưới nước đều hàng ngày.
Khoảng 5-6 ngày sau, nhiệt độ trong đống phân có thể lên tới 60 độ C, các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh, mạnh.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng khá tốt trong việc tiêu diệt cỏ dại, loại trừ các mồng mống gây bệnh. Với phân ủ, sau khoảng 30-40 ngày bạn có thể đem sử dụng để ủ cây. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là để mất nhiều đạm.
Phương pháp 2: Ủ nguội
Trái ngược với ủ nóng, phương pháp ủ nguội cũng được sử dụng để tạo phân hoai mục trồng cây. Để áp dụng cách này, với phân sau khi lấy bạn sẽ đem xếp chúng thành từng lớp, nén chặt lại. Ngăn giữa mỗi lớp phân sẽ rắc 2% phân lân. Ủ phân bằng đất bột hoặc bùn khô. Thông thường, với mỗi đóng phân bạn sẽ xếp với chiều rộng từ 2-3m, chiều cao 1,5-2m.
Khi bị nén chặt, các lớp phân sẽ bị thiếu oxy và trở thành môi trường yếm khí, khí cacbonic bắt đầu gia tăng. Nhiệt độ của đống phân sẽ chỉ khoảng 35 độ C nên vi sinh vật sẽ hoạt động cũng như gia tăng về số lượng chậm hơn. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
Phương pháp ủ phân này thường cần thời gian dài là 5-6 tháng tuy nhiên chất lượng đem lại sẽ tốt hơn ủ nóng. Sau khi thu được thành phẩm, bạn mang đi bón cho cây trồng.
Phương pháp 3: Ủ nóng trước và ủ nguội sau
Với phương pháp này, phân chuồng sau khi được lấy ra sẽ xếp thành từng lớp mà không nén chặt, để 5-6 ngày cho vi sinh vật phát triển (theo ủ nóng). Khi nhiệt độ của đống phân đạt 50-60 độ C bạn nén chặt để đống phân chuyển sang trạng thái yếm khí. Tiếp tục xếp 1 lớp phân khác lên trê, để 5-6 ngày rồi lại nén chặt. Lặp đi lặp lại đến khi đống phân cao đến độ cao cần thiết thì bạn trát bùn xung quanh (ủ nguội) để giữ đạm không bị mất.
Để thúc đẩy quá trình phân nhanh chóng ngấu hơn, bạn có thể dùng phân bắc, phân tằm, phân vịt… để là men. Rải các phân này vào lớp giữa phân ủ khi chưa bị nén chặt. Với cách làm này sẽ rút ngắn thời gian hơn so với ủ nguội nhưng cần nhiều thời gian hơn cho ủ nóng.
Vậy là chỉ với một chút thời gian tìm hiểu, bạn đã biết thêm cho mình cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục rồi. Chúc bạn thành công và đừng quên dõi theo những bài viết mới nhất nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách ủ phân chuồng (phân trâu, phân bò, phân gà) nhanh hoai mục và hiệu quả nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.