Bạn đang xem bài viết Cách vẽ biểu đồ cột đơn giản trong môn Địa lí tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong môn Địa lí để dành được số điểm tuyệt đối của một câu hỏi thường được sắp xếp vào phần vẽ biểu đồ. Cùng xem các bí quyết mà chúng tôi chia sẽ sau đây để dành được điểm cao trong kì thi sắp tới .
I. Dấu hiệu nhận biết
– Thể hiện qui mô, độ lớn, số lượng: hơn – kém, nhiều – ít, so sánh các yếu tố, tình hình phát triển.
– Có các cụm từ như: số lượng, sản lượng, so sánh
– Có số lượng năm cho trước hơn 4 năm
– Thể hiện ở dấu gạch chéo: người/ km2, USD/người,…
– Trong một năm mà yêu cầu thể hiện nhiều thành phần: loại sản phẩm, vùng miền, số lượng,….
II. Cách vẽ biểu đồ
Các bước thực hiện lần lượt như sau:
– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp
– Xây dựng hệ trục tọa độ: có trục hoành bằng 3/2 trục tung
– Đánh số kí hiệu thật chính xác trên các hệ trục
– Sắp xếp số liệu theo 1 thứ tự nhất định
– Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 1 cm ( trừ biểu cột thể hiện lượng mưa)
– Khoảng cách các năm phải phân bố một cách chính xác
– Độ rộng các cột phải đều nhau .
– Viết số liệu trên mỗi cột và vẽ kí hiệu
– Viết tên cho biểu đồ
– Hoàn chỉnh bảng chú thích
III. Cách nhận xét
– Đầu tiên là nhìn vào và đưa ra sự nhận xét chung cụ thể, sau đó đi vào nhận xét từng năm, tăng giảm bao nhiêu, sự tăng giảm diễn ra như thế nào : nhanh-chậm, liên tục-không liên tục
– Kết luận và giải thích nếu cần.
Chú ý:
- Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian .
- Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện .
- Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.
IV. Các lỗi thường gặp
Việc điểm số quyết định rất nhiều các yếu tố, dù là môn chính hay môn phụ đi chăng nữa, giành số điểm tuyệt đối là điều mà bạn nên làm. Để vào thi bạn vẽ được một biểu đồ cột nhanh và chính xác, bạn cần thực hành nhiều lần để ghi nhớ phần kĩ năng lần lí thuyết để tránh những sai sót đáng tiếc. Bài viết trên đã tổng hợp hầu như đã đầy đủ các kiến thức cần thiết cho bạn. Chúc bạn có một kì thi đạt được những số điểm thật cao.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách vẽ biểu đồ cột đơn giản trong môn Địa lí tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.