Bạn đang xem bài viết Cách xin nghỉ phép khéo léo thuyết phục nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi đi làm, nhất là trong môi trường công sở, sẽ có nhiều lúc bạn gặp phải một số vấn đề khó khăn phải xin nghỉ phép để giải quyết. Nhưng theo tâm lý chung, việc xin nghỉ phép không hề dễ dàng, cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và lý do hợp lý nhất. Nếu bạn là một người chưa có nhiều kinh nghiệm trong môi trường công sở thì nên bỏ túi những cách xin nghỉ phép khéo léo dưới đây để có thể sử dụng khi cần thiết.
Các lý do xin nghỉ phép thuyết phục nhất
1. Bị ốm
Xin nghỉ phép vì bị ốm là lý do thuyết phục nhất, sức khỏe không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả công việc của bạn và của công ty, vì thế nếu bạn xin nghỉ phép vì lý do này, chắc chắn sếp bạn sẽ thông cảm và đồng ý duyệt đơn cho bạn.
2. Có lịch hẹn khám bệnh
Lý do này cũng khá giống với lý do bị ốm ở trên, tuy nhiên độ “chắn ăn” của lý do này sẽ an toàn hơn rất nhiều. Bạn bị bệnh và cần phải đến bác sĩ khám, bạn đã book lịch trước, đến ngày khám bạn xin sếp nghỉ 1 buổi đi khám bệnh thì chắc chắn sếp bạn sẽ gật đầu đồng ý ngay mà không hỏi thêm nhiều câu hỏi khó khác nữa đâu.
3. Đi du lịch cùng người thân
Lý do này chỉ thích hợp khi bạn làm trong công ty thời gian lâu từ 4 tháng trở lên. Lâu lâu công việc khiến bạn mệt mỏi và muốn nghỉ xả hơi để đi du lịch cùng gia đình, người thân. Chẳng có lý do gì sếp lại không phê duyệt đơn cho bạn cả, nhưng hãy đợi thời điểm công việc thảnh thơi 1 chút rồi hãy xin nghỉ. Đừng lựa lúc công việc rối bời, bù đầu mà lại xin nghỉ đi du lịch thì chắc chắn sếp bạn sẽ duyệt cho bạn nghỉ dài hạn luôn đấy.
4. Giải quyết công việc gia đình
Đây là vấn đề mang tính cá nhân của riêng mình, bạn có thể chia sẻ với sếp về vấn đề gia đình của mình hoặc có thể không. Gia đình bạn có chuyện rối rắm, cần phải giải quyết nên bạn hãy trình bày với sếp một cách chân thật thì chẳng có sếp nào ép bạn phải làm việc mà không lo cho gia đình cả. Với lại nếu chuyện nhà không ổn định thì tâm trí của bạn cũng sẽ không được thoải mái và tập trung cho công việc, thế nên đây cũng là lý do chính đáng bạn có thể đệ đơn xin nghỉ phép.
Cách xin nghỉ phép khéo léo trong các trường hợp
1. Xin nghỉ phép đột xuất
Đây là trường hợp thường gặp nhất trong môi trường làm việc công sở. Có cả ngàn lý do chính đáng để bạn xin nghỉ phép đột xuất trong ngày. Chẳng hạn việc sáng dậy chuẩn bị tươm tất phóng xe đi làm nhưng rồi cái xe thân yêu bị chết máy, hay lãnh trọn cái đinh vào lốp,… loay hoay đưa được chiếc xe đến nơi sửa đã đủ mất nửa buổi sáng, đành phải xin nghỉ thôi.
Hoặc khi dậy muộn, bạn có thể cho một lý do chính đáng là bị đau đầu hoặc đau bụng là có thể xin nghỉ được hôm nay mà không bị mắng hay trừ lương rồi đấy.
2. Xin nghỉ phép 1 ngày
Trước khi nộp đơn nghỉ phép 1 ngày, bạn nên lên kế hoạch trước cho chu toàn để có thể xin nghỉ thuận lợi. Bạn hãy đưa ra những lý do chính đáng mà bắt buộc phải dùng cả ngày để thực hiện như đưa vợ con đi khám, đi công chứng hay làm giấy tờ sổ đỏ, đi lấy bằng lái bị cảnh sát giao thông giữ,… những lý do sao cho thực tết một chút để tăng thêm độ tin tưởng.
Khi nộp đơn bạn nên tỏ thái độ luyến tiếc không muốn nghỉ nhưng tình thế bắt buộc phải nghỉ và đảm bảo với sếp rằng tất cả công việc bạn đã sắp xếp ổn thỏa, hoàn tất cả rồi.
3. Xin nghỉ phép dài ngày
Đối với trường hợp nghỉ phép dài ngày, bạn nên lấy lý do đi du lịch cùng gia đình, hưởng tuần trăng mật, cưới xin, tân gia, người thân ốm đau,… là hợp lý nhất. Thường thì những trường hợp nghỉ phép dài ngày sẽ rất khó để mở lời với sếp.
Vì vậy nên trước khi nghỉ, bạn cần thảo luận với đồng nghiệp xem việc nghỉ phép của mình có ảnh hưởng đến công việc của nhóm hay không. Sau đó hãy liên hệ bộ phận nhân sự để hỏi về quy trình xin nghỉ phép dài ngày và số ngày được phép nghỉ trong năm còn lại. Khi bạn đã chứng minh được tất cả mọi thứ đều ổn thỏa, bạn hãy kính đơn lên sếp và chỉ việc chờ duyệt để được nghỉ thôi.
Nghệ thuật nói chuyện/cách viết mail xin nghỉ phép
Để dễ dàng nhận được sự đồng ý nghỉ phép từ sếp bạn không nên chỉ đơn thuần đến gặp và xin nghỉ mà cần một đơn xin nghỉ phép được gửi qua email hoặc gặp sếp trực tiếp để đưa với các nội dung sau:
– Lí do bạn xin nghỉ?
– Số ngày phép còn lại của bạn trong năm (sau khi đã xác nhận bộ phận nhân sự).
– Bạn xin nghỉ bao nhiêu ngày, từ ngày nào đến ngày nào?
– Các công việc bạn đang đảm nhận kèm theo người thay thế trong thời gian bạn nghỉ phép. Đồng thời bạn có thể đề cập đến tiến độ công việc hiện tại.
– Kế hoạch dự phòng nếu có vấn đề xảy ra.
Trong khi đó, nếu bạn chọn cách gửi mail, bạn nên chú ý cách thức trình bày cho lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo tính thuyết phục với đầy đủ nội dung. Tiêu đề email cần làm nổi bật nội dung chính, phần cuối cần nêu rõ cam kết của bạn sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc chung.
Hoặc nếu bạn chọn cách gặp trực tiếp cấp trên thì bạn nên chú ý ngôn ngữ, lời nói và cách biểu đạt chân thành khi nói chuyện, thể hiện sự tôn trọng với cấp trên.
Bạn thấy đấy, có rất nhiều cách xin nghỉ phép khéo léo và thuyết phục mỗi khi chúng ta muốn xin nghỉ đột xuất, ngắn hạn hay dài hạn. Chỉ cần bạn biết cách và tinh ý một chút, lựa chọn đúng thời điểm, có lý do hợp lý và đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc của công ty thì chắc chắn sếp sẽ không gây khó dễ cho bạn mà vui vẻ ký duyệt đơn ngay ấy mà.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xin nghỉ phép khéo léo thuyết phục nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.