Bạn đang xem bài viết Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi với 5 bước cơ bản tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sặc sữa là tình trạng phổ biến diễn ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra một cách thường xuyên, đặc biệt là ở với trẻ nhỏ thì khi đó các bậc cha mẹ cũng nên ghi nhớ một vài cách sử lý để ứng phó kịp thời.
1. Xác định nguyên nhân dẫn đến sặc sữa ở trẻ
Nguyên nhân là do mũi được nối thông với cổ họng, khi các van đóng/mở chỗ cổ họng thông lên mũi không hoạt động hiệu quả (thường là với trẻ sơ sinh còn khá yếu) nên việc vừa thở vừa nuốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng thức ăn trào lên mũi.
Ngoài ra, một số nguyên nhân dưới đây cũng góp phần làm tăng yếu tố nguy cơ trẻ bị sặc sữa như:
- Lỗ ở núm bình sữa quá to khiến sữa bị chảy nhanh.
- Trẻ vừa bú vừa cười hoặc vui đùa
- Trẻ nằm bú hoặc tư thế bú của mẹ với bé không đúng cách
- Trẻ đói quá và bú vội.
2. Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không?
Thông thường trẻ sẽ bị khoảng 1 lần hoặc ít hơn, nhưng nếu sặc sữa nhiều thì việc sữa trào lên mũi sẽ gây kích ứng, làm mũi đau nhức 1 thời gian.
Nếu bé bị ọc sữa lên mũi sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé, bé luôn cảm thấy trong khó chịu, hay khóc lóc và đói mà không muốn ăn.
Khi trẻ bị sặc sữa quá nhiều là dấu hiệu trẻ bị gặp phải khó khăn đường thở. Do đó, bạn cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng để nhận được những lời khuyên từ bác sĩ nhé.
3. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa
Bước 1: Để bé ngồi dậy
Khi bị sặc sữa bạn cần cho bé ngồi dậy để bé ho và phu sữa ra ngoài. Lau sạch sữa ở vùng miệng, mũi, để bé nghỉ ngơi một lúc rồi mới cho bé bú tiếp. Không cho bé bú luôn sau đó bởi có thể làm bé bị nôn, trớ.
Bước 2: Hút sữa
Nếu bé trở nên khó thở và tím tái, việc hút sữa là rất cần thiết. Cách thực hiện là bạn sẽ dùng miệng mình để hút thật nhanh và mạnh, sau đó kích thích bé thở bằng cách nhéo một cái.
Bước 3: Cho bé nằm dốc ngược
Nếu sau khi thực hiện bước thứ 2 mà bé vẫn cảm thấy khó thở, bạn cho bé nằm dốc ngược, úp ngực lên cánh tay, dùng tay kia vỗ nhẹ vào lưng tầm 5 cái để bé ọc sữa ra.
Bước 4: Ấn ngực
Khi thực hiện đến bước thứ 3 rồi mà bạn vẫn chưa thấy bé có dấu hiệu thở lại, bạn cần thực hiện cách sơ cấp cứu khác như đặt bé nằm ngừa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn ngực để bé hít thở.
Bước 5: Đưa bé đi cấp cứu
Trong trường hợp bạn đã áp dụng các bước trên mà không thấy hiệu quả, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức.
4. Cách phòng tránh bé bị sặc sữa lên mũi
Phòng tránh luôn là cách tốt nhất để bạn chủ động tình thế và ngăn ngừa trẻ bị sặc sữa lên mũi. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Thay đổi núm vú bú cho bé phù hợp
- Không để trẻ cảm thấy quá no hoặc quá đói khi bú.
- Nếu trẻ hay bị sặc sữa, nên cho trẻ bú ngắn, và bú thường xuyên.
- Không để trẻ vừa nằm vừa bú
- Không cho trẻ bú ngay khi vừa mới dứt ho.
- Dùng tay nắm bóp đầu vú để điều chỉnh dòng sữa chậm lại.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ về cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi trên đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hay khi chăm bé nhé. Chúc bé luôn ngoan, khỏe mạnh!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi với 5 bước cơ bản tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.