Bạn đang xem bài viết Cách xử lý khôn khéo để trẻ không có cảm giác thiên vị, bị ‘ra rìa’ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với những gia đình đông con, ít nhiều sẽ trải qua tình huống các con của mình cãi nhau và tranh giành đồ vật chúng thích. Trong những tình huống đó, một số ba mẹ sẽ cảm thấy khá mệt mỏi và thường để các bé tự giải quyết hoặc nhường đồ vật cho nhau. Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu một số mẹo giải quyết giúp trẻ không cảm thấy thiên vị hay “ra rìa” nhé.
Những tổn thương ở trẻ nếu cha mẹ thiên vị
Trẻ con luôn cần sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của ba mẹ và cũng cần được đối xử công bằng như các anh chị em khác. Theo nhà tâm lý trị liệu gia đình Michele Levin, việc ba mẹ yêu thích hay gần gũi với một đứa con hơn những đứa con khác là điều bình thường, tuy nhiên ba mẹ đừng phô trương sự yêu thương đó ra ngoài.
Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách, sở thích và nhận thức khác nhau về mọi sự việc xung quanh. Khi cảm thấy không được yêu thương, một số sẽ dễ nảy sinh sự tức giận hoặc có thể dẫn đến trầm cảm. Bên cạnh đó, chúng sẽ cảm thấy ganh ghét với các anh chị em của mình và khiến cho mối quan hệ dễ xảy ra nhiều mâu thuẫn không đáng có.
Theo bác sĩ khoa nhi và là mẹ của 4 đứa trẻ – Shelly Vaziri Flais, khi một đứa trẻ nhận thức rằng ba mẹ đang thiên vị và không đối xử công bằng với mình thì đứa bé ấy có thể bị tổn thương lòng tự trọng. Đặc biệt, đứa bé ấy còn có xu hướng tìm đến một số chất kích thích như bia, rượu nếu ở trong độ tuổi vị thành niên.
Những hành động thiên vị của ba mẹ sẽ khắc sâu vào tiềm thức của con khiến cho con nghĩ mình bất tài, vô dụng và thu mình lại với xã hội. Trẻ con là tấm gương phản chiếu lại những việc làm của ba mẹ nên khi đến tuổi trưởng thành, đứa trẻ cũng sẽ đối xử với anh chị em hoặc con cái của mình như vậy.
Cách xử lý khôn khéo để trẻ không có cảm giác thiên vị, bị “ra rìa”
Không nên bắt ép con phải xin lỗi ngay lập tức
Khi mâu thuẫn giữa các con xảy ra, tâm trạng và cảm xúc của chúng đang đạt đến đỉnh điểm, ai cũng muốn giành phần lợi ích cho mình. Do đó, ba mẹ không nên bắt ép con mình phải giảm tải cảm xúc ngay lập tức bằng cách xin lỗi hoặc giảng hòa, vì trẻ con sẽ rất khó chấp nhận và dễ đẩy việc mâu thuẫn vượt mức kiểm soát.
Không nên giải quyết khi đang tức giận
Trong khi tâm trạng đang “cuồn cuộn ngọn lửa” của sự tức giận thì việc giải quyết sẽ rất khó khăn. Ba mẹ và con cái cũng sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái vì cơn nóng giận đang sôi sục trong người và việc giải quyết mâu thuẫn sẽ không được hiệu quả.
Làm cầu nối giữa các con
Ba mẹ phải là người thấu hiểu con của mình và trở thành người hòa giải với lời nói nhẹ nhàng, bằng việc tìm hiểu lý do và cách khắc phục. Ba mẹ không nên nói những lời như “Vì con lớn hơn nên con cần nhường nhịn em mình” hoặc phớt lờ con của mình.
Không để trẻ thành người bị “ra rìa”
Nguyên nhân khiến cho trẻ dễ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị “ra rìa” là khi ba mẹ vô tình không quan tâm đến trẻ như trước mà san sẻ tình cảm ấy cho các anh chị em khác.
Vì vậy ba mẹ cần cố gắng dành nhiều thời gian để trò chuyện và chơi đùa với các bé hơn, để ý đến lời nói và hành động của bản thân, tránh cho bé nghĩ đến việc thiên vị và đáp ứng các nhu cầu tưởng như bình thường nhưng rất quan trọng với bé như ôm, hôn và bế bé.
Trên đây là chia sẻ của Thcslytutrongst.edu.vn về cách xử lý khôn khéo để trẻ không cảm thấy thiên vị hoặc bị “ra rìa”. Hy vọng ba mẹ sẽ lưu ý cho trẻ luôn cảm thấy mình được yêu thương nhé.
Nguồn: Báo Tổ Quốc
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xử lý khôn khéo để trẻ không có cảm giác thiên vị, bị ‘ra rìa’ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.