Bạn đang xem bài viết Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chúng ta đang sống trong một tầng lớp mà ở đó sự bình đẳng đã được lên tiếng, nhưng đâu ai thấu hiểu hết được nỗi đau của một xã hội phong kiến lúc bấy giờ với quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ”. Hồ Xuân Hương sống ở thời đại đó và đã thấu hiểu cho nỗi đau của người con gái bà đã viết nên bài thơ ” Bánh trôi nước”.
Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Với mong muốn mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để nói lên quan niệm sai trái lúc bấy giờ. Bánh trôi nước là một món bánh ăn vốn dĩ đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất lạc không ngon. Với bằng bút pháp thi sĩ của mình, tác giả đã mượn hình ảnh chiếc bánh để thể hiện số phận của người phụ nữ phong kiến Việt Nam.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Người con gái hiện lên với một dáng vẻ kiêu sa thật đẹp, tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã. Ngụ ý bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp đơn thuần của người phụ nữ. Nhưng trái ngược với vẻ bề ngoài đó là một số phận cuộc đời đầy giông bão, nhân gian có câu” Hồn nhan thì bạc phận”. Thành ngữ ” bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người con gái trong xã hội phong kiến .Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ và của chính mình.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử”. Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế. Không như xã hội ngày này phụ nữ tham gia vào việc kiếm thu nhập, giao tiếp bên ngoài thì phụ nữ ngày xưa chỉ biết chồng con, lủi thủi sau bếp.
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
“Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Chỉ với bốn câu thơ đã nói lên nỗi lòng của người phụ nữ lúc bấy giờ qua tài nghệ dụng từ ẩn ý của mình. Hồ Xuân Hương đã vẽ lên nhiều hình ảnh trái ngược với hiện nay nhưng đâu đó ở thời đại này vẫn còn những cánh hoa vướng phải hoàn cảnh như ngày xưa. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
“Bánh trôi nước” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ Việt Nam ở xã hội cũ. Thể thơ tứ tuyệt đã được vận dụng hoàn hảo qua từng câu chữ. Bài thơ biểu lộ niềm riêng bộc bạch tâm tư của mình, của người phụ nữ. Sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.