Cây năng (năn bộp) là một loại rau dân dã miền sông nước, nếu bạn chưa biết đây là cây gì, hay năn bộp nấu món gì ngon thì coi bài viết sau nhé!
Có lẽ năn bộp vẫn là một cái tên khá xa lạ đối với nhiều bạn, nhưng đối với người dân miền Tây thì đã quá quen với loại cây này. Thế thì mời các bạn cùng tham khảo qua nguồn gốc và công dụng của năn bộp nhé!
Cây năng là gì ?
Cây năng, hay còn được gọi là năn bộp, năn ngọt hay mã thầy có tên khoa học là Eleocharis Dulcis thuộc dòng họ cói. Đặc biệt, năn bộp là một loại cỏ thường mọc hoang dại trên mặt nước, và là loại thực vật bản địa của vùng nhiệt đới như châu Á, châu Phi và một phần châu Úc.
Với khả năng thích nghi tốt với môi trường, cây năng có thể sinh trưởng ở các vùng nước nhiễm phèn hoặc vùng nước cạn. Đặc biệt, năn bộp phát triển vào những mùa mưa và sẽ kết thúc sau khi mùa mưa qua đi.
Năn có hai loại chính là năn bộp và năn kim. Năn bộp có cọng suông, màu nâu non, phát triển ở những vùng nhiễm phèn bạc. Năn kim có cọng nhỏ, màu xanh đậm và sinh trưởng ở các vùng nước nhiễm phèn vàng.
Ở Việt Nam, cây năng phát triển mạnh ở các vùng ven sông nước đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt nhất là ở Bạc Liêu và Sóc Trăng.
Công dụng của cây năng
Mặc dù có hình dạng như cỏ dại và có tập tính mọc hoang nhưng cây năng được xem như là phương thuốc quý giá đến từ thiên nhiên ban tặng cho người dân địa phương.
Giải rượu
Kết hợp nước ép củ năng cùng với nước cốt chanh có công dụng tốt để giải rượu và giảm nóng trong cơ thể. Vì thế, dùng củ năng có thể giảm nóng trong bụng những người dùng rượu bia.
Kháng khuẩn
Puchiin là chất kháng được loại khuẩn như E.coli, Enterobacter aerogenes và có chứa trong dịch của cây năng. Bên cạnh đó, củ năng có chứa thành phần đặc biệt với khả năng có thể ức chế các virus gây ra ung thư.
Giải độc, thanh lọc cơ thể
Với những dinh dưỡng có trong cây năng, khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể vô cùng hiệu quả thông qua việc kết hợp củ năng và đậu xanh, hoặc có thể hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt và bổ dưỡng.
Cầm máu
Theo như nghiên cứu của Đông Y, thân cây năng là một loại dược liệu hữu hiệu trong việc cầm máu cam, chảy máu chân răng khi được kết hợp cùng các vị thuốc khác.
Lợi tiểu
Phần thân cây năng có khả năng giúp thanh nhiệt, thông tiểu. Đặc biệt là khi kết hợp củ năng cùng gạo trắng và củ cải trắng để nấu cháo.
Ngừa bệnh tim mạch
Trong phần củ của cây năng chứa khá nhiều acid béo như linoleic acid – một thành phần tốt cho hệ tim mạch và giúp phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ.
Cây năng làm món gì ngon
Năn bộp xào tép
Về miền tây ăn năn bộp thì không thể nào bỏ qua được món năn bộp xào tép được. Chỉ với những con tép tươi được xào cùng với những cọng năn bộp được cắt khúc vừa ăn là đã có món ăn dân dã miền Tây. Vị ngọt tươi của tép hòa quyện cùng với độ giòn giòn, sực sực của năn bộp sẽ tạo nên mùi vị đặc trưng cho món ăn.
Năn bộp bóp gỏi gà
Thịt gà thả vườn miền sông nước ngon số một, còn được kết hợp cùng với cây năng thì quả nhiên là một đặc sản của vùng miền Tây Nam Bộ. Phần thịt gà dai dai, ngọt thịt cùng với độ giòn giòn của thân thân năn cắt khúc và một ít nước mắm chua ngọt tạo nên hương vị đặc sản của người dân miền tây sông nước.
Dưa năn (năn muối chua)
Nhắc đến miền Tây thì không thể không nhắc đến những món dưa chua, đặc biệt là món năn muối chua. Người dân địa phương thường ủ chua phần thân năn để ăn từ từ, hoặc cũng có thể thay thế cho các món xào khác. Kết hợp dưa năn ăn kèm với thịt kho tàu ngày Tết có thể nói là ngon không cưỡng lại được.
Cỏ năn bộp nhún lươn nấu mẻ
Cỏ năn được sơ chế sạch sẽ, có độ giòn nhất định ăn cùng với phần thịt lươn được xào săn chắc sẽ tạo nên hương vị khó cưỡng. Chấm cùng với một phần cơm mẻ được chế biến và nêm nếm gia vị vừa ăn tạo nên một mùi vị khó quên khi đã thử qua món ăn này.
Lưu ý khi sử dụng cây năng
Không nên ăn cây năng sống, đặc biệt là củ năng, vì phần lớn cây sinh sôi và phát triển ở vùng nước nhiễm phèn, có nguy cơ tích tụ độc tố cho cơ thể khi sử dụng chưa qua chế biến. Ngoài ra, vì sinh trưởng trong môi trường nước, nên cây năng có thể miễn các loại ấu trùng sán, gây hại cho hệ tiêu hóa của cơ thể.
Theo như các nghiên cứu của Đông Y, cơ thể chỉ nên hấp thụ cây năng 1-2 lần mỗi tuần vì củ năng có tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa và dễ gây ra các bệnh về đường ruột. Đặc biệt hơn không nên cho người có hệ tiêu hóa không tốt cũng nhưng đang nhiễm lạnh ăn củ năng.
Qua những thông trên mong rằng bạn đã trang bị thêm cho mình một đặc sản trời phú của miền đồng bằng sông Cửu Long là cây năng (năn bộp) cùng với những món ngon trứ danh chỉ có ở nơi đây nhé!
Thcslytutrongst.edu.vn