Tháng 6 lại về, mưa bắt đầu miên man trên từng góc phố nhỏ nơi vùng đất Nam Bộ chỉ hai mùa mưa nắng. Lòng người cũng thấy dịu đi sau bao ngày nắng nóng oi bức. Bỗng dưng, người ta thèm lắm một món ăn dễ nuốt, âm ấm để xua tan đi cái lạnh mà những cơn mưa đầu mùa đem lại. Nếu bạn cũng thế, có dịp hãy về miền Tây, thử ngay món cháo cua đồng mà Bloganchoi sẽ giới thiệu sau đây vào những ngày mưa thế này nhé!
Cua đồng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bậc nhất để người dân quê chế biến vô vàn các món ăn hấp dẫn. Người thì cua rang me, người thì cua hấp muối, người thì cua rang tỏi,…Thế nhưng chưa có món nào dễ ăn và dễ để lại những lưu luyến trong lòng người dân bản xứ cũng như thực khách phương xa như món cháo cua. Nấu cháo cua không khó, chỉ cần chút tinh tế, bạn sẽ có ngay món ăn đậm chất dinh dưỡng, hương vị khó quên.
1. Cua đồng giàu dinh dưỡng như thế nào?
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).
Vì vậy, món cua đồng thật không thể bỏ qua khi mùa mưa lại về đúng không các bạn? Nhất là rất tốt cho các bé nha!

Cua đồng rất giàu giá trị dinh dưỡng. (Ảnh:internet)
2. Cách chọn cua đồng ngon:
Bạn cần chọn cua tươi ngon thì món cháo cua đồng mới hấp dẫn và an toàn nhé. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:

Bạn cần chọn cua tươi ngon thì món cháo cua đồng mới hấp dẫn và an toàn nhé. (ảnh: internet)
3. Cách nấu cháo cua đồng:
Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:
(Số lượng nguyên liệu chỉ tham khảo, nếu đông người ăn bạn hãy tăng nguyên liệu thêm nhé).
Tiến hành:
Trước tiên, các bạn vo sạch gạo tẻ rồi ngâm trong nước khoảng 45-60 phút cho gạo nở. Gạo sau khi ngâm vớt ra để ráo, giã vỡ hạt gạo. Nếu ngại giã gạo thì các bạn có thể ngâm từ 3-4 tiếng thì hạt gạo sẽ bở tơi, mềm, nở đều và dễ tan khi nấu.

Gạo sau khi ngâm vớt ra để ráo, giã nhỏ gạo. (ảnh: internet)
Tiếp theo, cua đồng mua về các bạn rửa sạch, tách mai, bỏ yếm. Khều gạch cua để riêng vào một bát con.

Cua đồng mua về các bạn rửa sạch, tách mai, bỏ yếm. (ảnh: internet)
Sau đó, các bạn cho cua vào cối giã nát, khi giã nhớ cho chút muối, lọc lấy nước, bỏ bã. Nếu ngại giã thì các bạn có thể cho cua đồng vào máy xay rồi xay, khi xay thì nhớ cho thêm chút muối và nước để lấy phần nước cốt.
Tiếp theo, các bạn bắc nồi nước lọc cua lên bếp, khuấy đều tới khi thấy thịt cua bắt đầu kết tủa thì có thể ngừng, chờ cho nồi nước sôi bùng, thịt cua đóng thành váng thì hạ lửa nhỏ.

Khuấy đều cho tới khi thịt cua kết tủa thì có thể ngừng, (ảnh: internet)
Sau khi thịt cua đã tạo thành gạch thì các bạn vớt thịt cua ra bát.
Tiếp theo, các bạn để nguyên nồi nước cua trên bếp, vặn lửa to vừa, cho từng nắm gạo giã vào. Chú ý vừa cho gạo vừa quấy đều tay để tránh gạo bị vón cục và đóng dưới đáy nồi.
Sau khi cho hết gạo vào nồi nước vẫn phải liên tục khuấy, cho tới khi thấy gạo bắt đầu nở đều thì có thể dừng tay. Các bạn đậy hé vung nồi, vặn lửa nhỏ, nêm nếm lại gia vị và gia giảm xem lượng nước cho cháo đã ưng ý, vừa miệng chưa. Đun nhỏ lửa như vậy thêm khoảng 20-30 phút là được.
Tiếp theo các bạn sẽ chưng gạch cua để chuẩn bị cho món cháo thêm ngon: Hành khô các bạn bóc vỏ rồi rửa sạch, sau đó đem thái mỏng, phi với dầu ăn tới khi thấy hành ngả sang màu vàng và dậy mùi thơm thì đổ gạch cua vào, dùng đũa quấy đều.
Các bạn chưng đến khi gạch chưng thơm vàng, dậy mùi thì có thể cho thịt cua vào, vặn lửa nhỏ.

Các bạn chưng đến khi gạch chưng thơm vàng, dậy mùi thì có thể cho thịt cua vào. (ảnh: internet)
Nêm nếm gia vị, nước mắm, để trên bếp khoảng 10-15 phút cho thịt cua, gạch chưng và gia vị ngấm đều với nhau và chín đều.
Cuối cùng, các bạn đổ thịt cua, gạch cua đã chế biến vào nồi cháo đã nấu để cháo thêm đậm đà.
Múc cháo ra tô, thêm hành lá, hành tím phi thơm vàng lên trên, một chút tiêu để tô cháo cua đồng đầy đủ màu sắc.

Cho thêm hành lá, hành tím phi thơm vàng,…vào tô cháo. (ảnh: internet)
Cháo cua đồng có thể ăn kèm với giá đỗ hay các loại rau tươi, tùy vào mỗi người bạn nhé.

Cháo cua đồng có thể ăn kèm với giá đỗ. (ảnh: internet)
Cũng như ăn với quẩy hay bún tươi, bánh mì là tùy thích.
Có nhiều người còn cho trứng vịt lộn vào nồi cháo cua đồng cho nồi cháo thêm đậm đà nữa!

Cháo cua còn có thể ăn với hột vịt lộn. (ảnh: internet)
Và như vậy là các bạn đã có món cháo cua đồng ngon tuyệt của quê hương Tây Nam Bộ rồi!
3. Vài điều cần lưu ý khi ăn cua:
Cua đồng là thực phẩm giàu đạm, giàu dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau để ăn cua không bị những điều phiền toái xảy đến:
Ngoài ra, một số đối tượng không được ăn cua đồng là:
Hãy lưu ý để có một bữa ăn an toàn nhé các bạn.

Món cháo cua đồng là món ăn mà đồng ruộng miền Tây mang tặng cho chúng ta. (ảnh: internet)
Đăng bởi: Vũ Hồng Hạnh