Bạn đang xem bài viết Chính tả bài Trí dũng song toàn trang 27 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 21 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chính tả Trí dũng song toàn giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời 2 câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 27, 28. Đồng thời, cũng giúp các em biết cách phân biệt âm đầu r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.
Nhờ đó, các em sẽ viết đúng chính tả, trình bày thật đẹp để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để nắm thật chắc kiến thức, học tốt bài Chính tả lớp 5 tuần 21:
Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 27, 28
Câu 1
Nghe – viết: Trí dũng song toàn (Từ Thấy sứ thần Việt Nam … đến hết)
Trả lời:
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
– Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”.
Câu 2
Tìm và viết các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Giữ lại để dùng về sau.
- Biết rõ, thành thạo.
- Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao.
b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.
- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quà.
- Đồng nghĩa với giữ gìn.
Trả lời:
a) Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:
- Giữ lại để dùng sau: dành dụm, để dành
- Biết rõ, thành thạo: rành, rành rọt.
- Đồ đựng đan bằng tre nứa đáy phẳng, thành cao: cái giành
b) Các từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
- Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm: dũng cảm
- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ
- Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ
Câu 3
a) Có thể điền r, d hay gi vào chỗ trống nào trong bài thơ sau?
Dáng hình ngọn gió
Bầu trời rộng thênh thang
Là căn nhà của gió
Chân trời như cửa ngõ
Thả sức gió đi về
Nghe cây lá …ầm …ì
Ấy là khi gió hát
Mặt biển sóng lao xao
Là gió đang …ạo nhạc
Những ngày hè oi bức
Cứ tưởng gió đi đâu
Gió nép vào vành nón
Quạt …ịu trưa ve sầu
Gió còn lượn lên cao
Vượt sông dài biển rộng
Cõng nước làm mưa …ào
Cho xanh tươi đồng ruộng
Gió khô ô muối trắng
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao …ờ mệt !
Nhưng đố ai biết được
Hình …áng gió thế nào.
Theo ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN
b) Có thể đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm nào trong mẩu chuyện vui sau?
Sợ mèo không biết
Một người bị bệnh hoang tương, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mai ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hai giai thích:
– Bên công có một con mèo.
Bác sĩ bảo:
– Nhưng anh đã biết mình không phai là chuột kia mà.
Anh chàng trả lời:
– Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhơ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?
Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU
Trả lời:
a)
… Nghe lá cây rầm rì
… Lá gió đang dạo nhạc
… Quạt dịu trưa ve sầu
… Cõng nước làm mưa rào
… Gió chẳng bao giờ mệt!
… Hình dáng gió thế nào.
b) Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi… Bệnh nhân sợ hãi giải thích:
– Bên cổng có một con mèo.
– Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.
– Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?
Bài tập Chính tả Trí dũng song toàn
Câu 1: Tìm vần có chứa o hay ô thích hợp với mỗi chỗ trống (thêm dấu thanh thích hợp) và giải đố?
Hoa gì đơm lửa rực h…..
Lớn lên hạt ng….. đầy tr….. bị vàng?
Lời giải:
Hoa gì đơm lửa rực hồng
Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?
Đáp án là hoa lựu
Câu 2: Tìm vần có chứa o hay ô thích hợp với mỗi chỗ trống (thêm dấu thanh thích hợp) rồi giải đố?
Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt tr…. mình
Hương bay qua hồ r…..
Lá đội đầu mướt xanh
Lời giải:
Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt trong mình
Hương bay qua hồ rộng
Lá đội đầu mướt xanh
Đáp án là cây sen
Câu 3: Điền tiếng bắt đầu bằng r, d, gi thích hợp với mỗi chỗ trống?
Làm việc cho cả ba thời
Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:
– Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?
Bác nông dân đáp:
– Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.
Ve nghĩ mãi không ….., lại hỏi:
– Thế nào là làm việc cho cả ba thời?
Bác nông dân ôn tồn giảng …..:
– Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ …… Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là ….. dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
Lời giải:
Các từ cần điền vào chỗ trống là: ra, giải, già, dành.
Làm việc cho cả ba thời
Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:
– Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?
Bác nông dân đáp:
– Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.
Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi:
– Thế nào là làm việc cho cả ba thời?
Bác nông dân ôn tồn giảng giải:
– Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
Câu 4: Điền các chữ cái r, d, gi thích hợp vào chỗ trống.
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền ra đến ….ữa …..òng sông thì bị ……ò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy r a sức tát nước, cứu thuyền. …..uy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không …..ấu nổi tức giận, bảo:
– Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy?
Anh chàng nọ trả lời:
– Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!
Lời giải:
Các từ cần điền vào chỗ trống: gi, d, r, r, D, gi.
Đáp án đúng:
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền. Duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận, bảo:
– Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy?
Anh chàng nọ trả lời:
– Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chính tả bài Trí dũng song toàn trang 27 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 21 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.