Bạn đang xem bài viết Chó Labrador: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chó tha mồi Labrador được nuôi nhờ đặc điểm luôn nhẫn nại và thân thiện với trẻ nhỏ, với đặc tính giỏi đánh hơi, khuôn mặt thông minh, dễ dạy bảo nên chúng còn được nuôi cho các mục đích tìm kiếm cứu hộ và an ninh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về giống chó thú vị này.
Nguồn gốc chó Labrador
Chó Labrador Retriever có tổ tiên là Greater Newfoundland, có nguồn gốc từ Canada. Ban đầu chúng được dùng để đánh hơi và tha mồi trong các cuộc đi săn.
Trong suốt thế kỷ 18 và 19, chó Lab rất được các thủy thủ trên các tàu cá ưa chuộng, chúng có thể phụ giúp việc kéo lưới trên thuyền, thậm chí có thể nhảy xuống nước biển lạnh để lùa cá vào lưới và gỡ lưới. Suốt những năm 1920 và 1930, chó Lab nhanh chóng trở thành thú cưng được nuôi phổ biến tại Mỹ và hiện là giống chó được nuôi nhiều nhất trong các gia đình Mỹ.
Đặc điểm của chó Labrador
Đặc điểm ngoại hình
Với kích thước trung bình, thân hình cân đối rắn chắc, chó Lab vận động linh hoạt như một chú chó săn. Chó Labrador nổi bật với bộ lông ngắn, dày và thẳng có tác dụng chống thấm nước giúp chúng hoạt động dưới nước tốt hơn.
Chúng còn có lớp lông bên trong rất mềm và dày để giữ ấm cơ thể và ngăn các loại côn trùng. Có 3 mày lông phổ biến là đen, vàng hoặc màu chocolate. Mắt chó Lab có màu mâu hoặc nâu nhạt với viền đen. Phần chân trước thẳng, chân sau hơi cong ở đầu gối với bắp đùi cơ bắp. Phần đuôi vươn dài tạo thành một đường thẳng với cơ thể từ đầu đến đuôi.
Chó Labrador là loài chó có kích thước trung bình, khi trưởng thành sẽ có chiều cao dao động từ 52-60cm, cân nặng từ 25-32kg. Cụ thể:
- Con đực: Chiều cao từ 55-60cm, cân nặng từ 27-32kg.
- Con cái: Chiều cao từ 52-58cm, cân nặng từ 25-30kg.
Đặc điểm tính cách
Giống chó Labrador nổi tiếng với tính cách ngọt ngào, thân thiện với con người và các động vật khác nên sẽ rất thích hợp để làm thú nuôi trong nhà. Là giống chó thể thao, chó Lab rất thích các hoạt động chạy, nhảy hoặc tập thể dục, đặc biệt chúng rất thích nước và bơi lội nên bạn có thể huấn luyện chúng để làm việc.
Có một điều thú vị là chó Lab rất thích ăn, chúng thèm ăn đến mức ăn cả thức ăn của con người, Nếu không kiểm soát ăn uống có thể dẫn đến béo phì.
Cách nuôi chó Labrador khỏe mạnh
Chế độ ăn uống
Tuy chó Labrador khá dễ ăn nhưng bạn nên đảm bảo thức ăn cho chó có đủ đạm, chất béo, protein, canxi, vitamin và các loại khoáng chất đặc biệt để chúng phát triển toàn diện cả về sức khỏe và vóc dáng.
Các bạn nhớ cho chó ăn đúng giờ quy định và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Luôn để sẵn nước cho chó và thay nước 3 lần/ngày. Tuyệt đối không để chúng ăn đồ ăn ôi thiu, ăn nhiều cơm, thịt mỡ, tinh bột, chất béo tránh rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý, khi chó của bạn hơn 6 tháng tuổi trở lên thì khẩu phần ăn cần tăng và bổ sung nhiều loại thực phẩm như: Thịt, trứng, rau củ, xương,.. Đối với những chú chó đang trong giai đoạn trưởng thành có thể cho gặm xương ống và ăn thịt nguyên khối để giúp răng chắc hơn.
Chăm sóc chó Labrador như thế nào?
Thường xuyên cho Labrador vận động, đi dạo và tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi như: Bơi lội, chạy theo xe, bắt đĩa bay, bắt bóng…. để rèn luyện thể chất.
Bạn cũng nên mang chúng đi phơi nắng vào buổi sáng và chiều tối. Không nên tắm Labrador nhiều, tốt nhất là chỉ tắm một lần/tuần và sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng để giảm lông rụng, giữ màu lông đẹp và nhớ chải lông một tuần một lần.
Vấn đề sức khỏe của chó Labrador
Chứng loạn sản khuỷu tay
Thường gặp ở nhưng chú chó Labrador lớn, do tốc độ phát triển của 3 xương tạo nên khuỷu tay khác nhau nên khiến khớp xương bị lỏng và khiến cho đau đơn hay thậm chí là bị què.
Loạn sản xương hông
Đây là một bệnh di truyền, khi mà xương đùi không khít với xương khớp háng khiến chó bị đau và đi khập khiễng ở một hoặc cả 2 chân sau.
Đục thủy tinh thể
Giống như ở người, bệnh này xuất hiện các đốm đục ở thủy tinh thể của mắt, dần lớn lên và một số trường hợp có thể gây mất thị lực.
Osteochondrosis Dissecans (OCD)
Đây là bệnh lý liên quan đến sự phát triển của sụn trong khớp, thường thấy ở khuỷu tay, vai. Bệnh khiến cứng khớp xương làm chó đau đớn khi vận động.
Bệnh động kinh
Động kinh sẽ gây những cơn co giật nhẹ hay nặng, khiến chú chó của bạn sẽ chạy điên cuồng, loạng choạng hay sợ hãi lẩn trốn.
Nhiễm trùng tai
Giống chó Labrador có đôi tai lớn nên nếu không chăm sóc kĩ sẽ dễ bị nhiễm trùng, vì vậy bạn cần kiểm tra và làm sạch thường xuyên nhé!
Cách huấn luyện chó Labrador
Chó Labrador tuy có bản tính hiền lành và ngoan nhưng vẫn bạn vẫn phải có cách huấn luyện từ nhỏ và có các bài học vâng lời.
Bên cạnh đó bạn phải chắc rằng chúng thân thiện, hòa đồng nhất là với trẻ em, cũng như chịu nghe theo các yêu cầu cơ bản.
Giá bán của chó Labrador
Giá chó Labrador không có VKA
Những người bán chó Labrador thuần chủng không có giấy VKA thường là tự lai tạo trong gia đình hoặc người yêu thích chó, nên giá giao động khoảng 6 – 12 triệu/con. Tùy theo màu sắc như sau:
- Giá chó Labrador màu chocolate: Khoảng 6 triệu/con
- Giá chó Labrador màu chocolate: Khoảng 6 triệu/con
- Giá chó Labrador màu đen: Khoảng 5,5 triệu/con
Giá chó Labrador có VKA
So với những chú chó Labrador sinh tại Việt Nam mà không có giấy VKA thì những em cún có giấy VKA sẽ sở hữu mức giá cao hơn từ 3 đến 4 triệu, tương đương khoảng 9 đến 12 triệu/ bé.
Còn chó Labrador nhập khẩu từ nước khác sẽ có giá như sau:
- Giá chó Labrador nhập khẩu từ Thái Lan: Khoảng 10 – 15 triệu/con
- Giá chó Labrador nhập khẩu từ Mỹ: Khoảng 35 triệu đồng
VKA là từ viết tắt của Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam, giấy chứng nhận VKA giúp xác định được nguồn gốc của chó và biết được cả các thế hệ trước đó của chúng. Mỗi chú chó thuộc giống thuần chủng sẽ được cấp giấy khai sinh và có tên trong phả hệ của VKA.
Một số câu hỏi về chó Labrador
Chó Labrador có dữ không?
Chó Labrador là giống chó hiền lành, ngọt ngào và rất thông minh nên có thể làm các công việc của cho nghiệp vụ, giúp người. Tính cách của chó trung thành, ngoan ngoãn nên phù hợp với gia đình có trẻ em hay có nuôi động vật khác.
Chó Labrador có biết trông nhà không?
Chó Labrador có biết trông nhà nhưng chỉ dừng lại ở mức cảnh báo khi có mùi lạ đến gần, nhưng vị tính cách ham chơi nên rất dễ bị người lạ dụ với vài mẹo nhỏ.
Giống chó này chắc chắn sẽ là một người bạn trung thành và đáng yêu. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về loài chó Labrador này. Sao bạn không thử nuôi một chú chó Labrador là thú cưng nhỉ!
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chó Labrador: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.