Trải qua hàng ngàn thăng trầm, biến cố, chùa Long Khánh đã không còn giữ được kiến trúc vốn có, tuy nhiên chùa vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm tồn tại hơn 300 giữa lòng thành phố Quy Nhơn nhộn nhịp, sầm uất.
I. Vài nét về chùa Long Khánh

Chùa Long Khánh
Chùa Long Khánh là một ngôi chùa cổ và lớn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, chùa được ghi danh trong nhiều sổ sách phong kiến, trong đó có quyển nổi tiếng là Đại Nam Nhật Chí, được viết năm Gia Long thứ 6.
Nằm ở vị trí trung tâm, chùa là trung tâm hành hương Phật giáo lớn nhất Bình Định, là nơi tôn tính của các bậc tăng ni, phật tử và là nơi du lịch tâm linh hấp dẫn của khu khách khắp mọi miền đất nước.
II. Thông tin chùa Long Khánh
1. Chùa Long Khánh nằm ở đâu?
Tọa lạc tại số 141 Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn. Kiến trúc của chùa được thiết kế theo hình chữ “khẩu”, phía trước có chính điện gồm Thượng Điện và Hậu Điện.
Theo sổ sách, chùa được hoàn thành trước năm 1715, tức đã hơn 300 năm trước (có nhiều bản ghi khác nhau, có bản ghi chùa được hoàn thành vào năm 1708). Sau nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, cũng như do các đạo phát mê tín dị đoan, chùa không còn giữ được nguyên bản. Tuy nhiên, nét trang nghiêm và cổ kính ở đây vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Map vị trí chùa Long Khánh
2. Giá vé
Thường thì những điểm du lịch tâm linh không bao thu vé, tương tự ở chùa Long Khánh. Bạn có thể dâng những lễ vật để cầu may mắn, bình an.
III. Tham quan chùa Long Khánh
1. Chùa Long Khánh kiến trúc, tín ngưỡng

Cổng chùa Long Khánh
Đầu tiên là bước vào cánh cổng, theo sách thì chùa được xây dựng bởi một sư thầy Người Hoa, do đó kiến trúc theo kiểu Hoa, như các bạn cũng thấy, kiến trúc của người Hoa thường sẽ mái cong lên.

Tượng A Di Đà cao 17m
Nổi tiếng nhất là bức tượng A di đà phía sau Tam Quan, bức tượng cao 17m và có màu xanh rất đẹp, dưới chân là một búp sen màu hồng. Để tỏ lòng tôn kính thì đa số mọi người đi qua đây đều chắp tay vái lạy 1 cái.

Kiến trúc điện chính
Ngôi chùa nhiều lần trùng tu, do đó kiến trúc đã thay đổi khá nhiều so với nguyên bản, mang phong cách hiện đại nhiều hơn. Trong chùa vẫn còn lưu giữ quả chuông đúc vào năm Gia Long thứ 4.

Khóa học tu cho học sinh, sinh viên
Mỗi dịp hè, chùa Long Khánh luôn tổ chức những khóa tu cho những tín đồ phật giáo, có những khóa tu đặc biệt dành cho lớp trẻ như khóa tu sinh viên. Qua đó, giúp những bạn trẻ có những trải nghiệm ý nghĩa và tĩnh tâm sau những kì học dài mệt mỏi.

Các lễ hội, hoạt động tâm linh tại chùa
Được biết đến là trung tâm Phật giáo của tỉnh Bình Định, ngày nào chùa cũng có những người đến hành hương cầu may mắn, bình an. Nếu đã đến đây rồi thì cũng rút cho mình một quẻ xem thế nào nhé, nhân tiện cũng cầu bình an cho gia đình luôn.
2. Ăn gì khi đi chùa Long Khánh

Bánh xèo tôm nhảy
Một trong những món làm nên tên tuổi của đặc sản Bình Định, món bánh xèo tôm nhảy sẽ không khiến bạn thất vọng khi thử qua. Chiếc bánh màu vàng ươm, giòn rụm, với nhân tôm và những “topping” rau sống cùng một chén nước chấm đậm đà, mọi thứ kết hợp lại làm nên một món ngon không cưỡng nổi.
Địa chỉ: 24 Diên Hồng, Quy Nhơn, Bình Định.

Gà chỉ
Một món với cái tên độc đáo, gà chỉ có nghĩa là bạn chỉ con gà nào nhốt trong chuồng, họ sẽ chế biến con gà đó cho bạn. Gà ở đây là giống gà thả vườn 100%, do đó thịt rất chắc, vả lại, người dân Quy Nhơn sáng tạo vô cùng, sáng tạo ra hàng tá món ăn độc đáo: điển hình là món “gà không lối thoát”.
Địa chỉ: đường Phạm Thị Đạo, Ghềnh Ráng, Quy Nhơn, Bình Định.

Bánh hỏi Diên Hồng
Lại là một món ăn làm nên tên tuổi của đặc sản Bình Định, bánh hỏi Diên Hồng ngon nhất, chuẩn vị nhất chắc chắn là ở Diên Hồng, Quy Nhơn. Món bánh hỏi này thường được người dân chọn làm đồ ăn sáng, ăn cùng với đó là món cháo lòng – “bánh hỏi cháo lòng”.
Địa chỉ: 20 Diên Hồng, Quy Nhơn, Bình Định

Khu ẩm thực đường Xuân Diệu
Cũng là một thành phố biển, Quy Nhơn không hề thiếu những món đặc sản tươi ngon mà lại rẻ dành cho du khách. Ở Quy Nhơn, có một cung đường mà dành cho những tín đồ mê hải sản – đường Xuân Diệu. Đến đây, du khách có thể thưởng thức hàng tá món hải sản với nhiều cách chế biến khác nhau, vừa rẻ lại vừa tươi.
Địa chỉ: Phố đi bộ Xuân Diệu, Quy Nhơn, Bình Định.

Khu ăn vặt đường Ngô Văn Sở
Bên cạnh khu hải sản, không thể không kể đến khu ăn vặt. Với những tín đồ mê ăn vặt, thì phố ăn vặt Ngô Văn Sở là một nơi không thể bỏ qua dành cho bạn, ở đây giường như “cái gì cũng có”, tha hồ cho bạn lựa chọn. Đến đây rồi mà không bị “viêm màng túi” thì có vẻ hơi khó.
Địa chỉ: Đường Ngô Văn Sở, Quy Nhơn, Bình Định.

Gié bò
Một món ăn nghe tên khá lạ, gié bò. Tương tự như gỏi, nhưng gié bò cầu kì và “bốc mùi” hơn nhiều. Gié bò được làm từ phần ruột non của bò, thêm những loại rau mùi, rau sống và gia vị sau đó trộn lại.
Địa chỉ: 1087 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định.

Hột vịt lộn chiên nước mắm
Một món ăn độc đáo thú vị mà không nên bỏ qua, hột vịt lộn chiên nước mắm. Giống như hột vịt lộn xào me, hột vịt chiên mắm cũng được chiên là nêm nếm gia vị như chiên thịt, cá,… Món ngon lạ miệng mà khó quên này chắc chắn sẽ khiến bạn thèm thuồng đấy.
Địa chỉ: 53 Nguyễn Hữu Thọ, Quy Nhơn, Bình Định.

Thịt lụi nướng Quy Nhơn
Thêm một món ăn nức tiếng của Bình Định nữa. Cách đến 50m bạn đã nghe thấy mùi thơm của món thịt lụi nướng này rồi, thịt được ướp kỹ càng nhiều tiếng để đảm bảo gia vị ngấm vào thịt, rồi nướng trên lửa than hồng đến chín vừa ăn, không tái, không khô.
Địa chỉ: 157 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn, Bình Định.
3. Lưu trú gần chùa Long Khánh
Những khách sạn, nhà nghỉ lân cận gần chùa Long Khánh:

Khách sạn công đoàn Bình Định
IV. Lưu ý khi đi chùa Long Khánh
- Chùa Long Khánh là một điểm du lịch tâm linh, do đó đến chùa bạn phải ăn mặc và cư xử lịch sự nhé
- Chùa có vài nơi chỉ dành cho người tu hành, bạn nên để ý kẻo vào nhầm gây ồn rất bất lịch sự.
Trên đây là những chia sẻ của mình cho một chuyến “cầu may” ở chùa Long Khánh, hy vọng sẽ có ích với các bạn. Chúc các bạn luôn có những giây phút vui vẻ trong chuyến hành trình.
Đăng bởi: Văn Thắng Trần