Bạn đang xem bài viết Có phải Megapixel càng cao chụp hình càng đẹp? 5 yếu tố tạo nên camera điện thoại đỉnh cao tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chúng ta thường thấy các nhà sản xuất hay quảng cáo rằng smartphone của họ sở hữu camera có “số chấm” cực lớn, thậm chí lên đến 108MP. Thật ra những con số trên chỉ ảnh hưởng một phần đến chất lượng ảnh chụp mà thôi. Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
“Số chấm” hay Megapixel (MP) là gì?
Megapixel (MP) là hiểu đơn giản là đơn vị đo độ phân giải của thiết bị quang (như là số điểm ảnh trong bức ảnh) đặc biệt trong camera số. Giá trị megapixel được tính bằng tích độ rộng với chiều cao số lượng điểm ảnh. Hay hiểu ngắn gọn megapixel sẽ quy định kích thước bức ảnh bạn chụp. Hình minh họa bên dưới.
Chất lượng ảnh có phụ thuộc vào Megapixel không?
Ảnh càng lớn thì độ chi tiết ảnh càng cao. Điều này đúng nhưng nó không quyết định yếu tố ảnh có đẹp hay không. Nếu không có một thuật toán xử lí ảnh tốt thì khi bạn phóng to ảnh sẽ dễ dàng nhận thấy ảnh bị hạt.
Hầu hết các nhiếp ảnh gia nghiệp dư và chuyên nghiệp đều xem thành phần quan trọng nhất trong một hệ thống quang học chính là cảm biến chứ không phải số “chấm”, bởi vì đây là thành phần có khả năng bắt sáng để đem lại hình ảnh có chất lượng tốt nhất.
Để lí giải một cách dễ hiểu thì kích thước cảm biến lớn hơn trên một máy ảnh DSLR 8 MP có chất lượng chụp ảnh tốt hơn so với bức ảnh chụp từ camera 8 MP trên smartphone. Mặc dù bạn nhận được cùng một số điểm ảnh, nhưng kích thước điểm ảnh trên máy ảnh DSLR lớn hơn, có khả năng hấp thụ ánh sáng nhiều hơn. Nhiều ánh sáng sẽ giúp giảm độ nhiễu trong ảnh, cùng với đó là phạm vi hoạt động lớn hơn.
Các yếu tố quyết định camera chất lượng đỉnh cao
Kích thước cảm biến
Ngành công nghiệp camera smartphone sẽ luôn phải giải quyết vấn đề cảm biến hình ảnh. Cảm biến lớn tất nhiên vượt trội hơn cảm biến nhỏ. Ở góc độ người dùng, bạn sẽ để ý thấy rằng một cảm biến tốt hơn sẽ tạo ra ảnh ít nhiễu hạt hơn, hiệu năng chụp thiếu sáng tốt hơn, màu sắc chân thực hơn, dải động được cải thiện, và ảnh sắc nét hơn.
Thuật toán xử lí
Thuật toán xử lí lúc này xuất hiện để cứu vớt những gì phần cứng không thể thực hiện được. Với nhiếp ảnh điện toán, điện thoại biết bạn đang chụp gì, ở đâu, lúc nào để tùy chỉnh cân bằng trắng, độ tương phản, màu sắc,…
Thuật toán xử lí còn biến các tính năng phức tạp trở nên khả thi, như chế độ chân dung, HDR, và chụp đêm. Mọi tính năng này đều đòi hỏi những trang thiết bị đặc biệt, thời gian, kiến thức và nỗ lực.
Nhờ vào các điện thoại với nhiều camera, thuật toán xử lí còn có thể chụp nhiều ảnh và ghép chúng thành một ảnh đơn duy nhất với chất lượng được cải thiện rất nhiều.
Thấu kính/ống kính
Ống kính là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong nhiếp ảnh thông thường. Một ống kính được thiết kế tốt, độ trong suốt cao, và sạch sẽ, sẽ mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Ống kính camera được tạo nên từ nhiều nhóm thấu kính được thiết kế để tập trung ánh sáng một cách chính xác và giảm quang sai. Chất liệu ống kính cũng đóng vai trò quan trọng: kính chất lượng càng cao và càng nhiều lớp phủ (coating) thì ảnh thu được càng chính xác và ít biến dạng.
Số lượng camera
Smartphone thường có một camera, nhưng việc thêm vào các camera bổ sung ngày càng phổ biến hơn. Nếu bạn không thể có được cảm biến lớn hơn hay thấu kính tiên tiến hơn, tốt nhất nên trang bị một loạt ống kính.
Ngày nay, nhiều điện thoại có 2 hoặc 3 camera, chúng khiến trải nghiệm nhiếp ảnh trở nên linh hoạt hơn, người dùng có thể sử dụng từng camera cho từng hoàn cảnh cụ thể theo ý muốn.
Đặc biệt, các cụm camera nhiều ống kính cũng đóng vai trò lớn trong nhiếp ảnh điện toán. Ví dụ, Nokia 9 PureView có 3 cảm biến monochrome, 2 cảm biến RGB, và một camera ToF. Tất cả các cảm biến này đều hoạt động cùng lúc mỗi lần chụp ảnh để thu về các chi tiết, màu sắc, ánh sáng, và thông tin chiều sâu ở mức cao nhất.
Công nghệ ổn định hình ảnh
Camera trên smartphone sử dụng 2 loại ổn định hình ảnh: ổn định hình ảnh quang học (OIS) và ổn định hình ảnh điện tử (EIS). Tùy thuộc vào loại điện thoại, bạn có thể không có cái nào, có một, hoặc có cả hai tính năng trên.
Công nghệ ổn định hình ảnh được phát triển nhằm giảm rung khi chụp ảnh và mang lại những bức ảnh mượt mà hơn, sắc nét hơn. Lý tưởng nhất là một thiết bị với cả hai công nghệ OIS lẫn EIS bởi OIS tốt hơn khi chụp ảnh và EIS lại tốt hơn khi quay phim. Nếu buộc phải chọn một, tốt nhất hãy chọn OIS.
Hi vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về Megapixel để chọn mua điện thoại có camera chất lượng nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Có phải Megapixel càng cao chụp hình càng đẹp? 5 yếu tố tạo nên camera điện thoại đỉnh cao tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.