Bạn đang xem bài viết Công nghệ 9 Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả Giải Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 9 Cánh diều trang 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 1 Công nghệ 9 Trải nghiệm nghề nghiệp – Mô đun Trồng cây ăn quả. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Giải Công nghệ 9 Cánh diều Bài 1 – Khám phá
Khám phá trang 5
Em hãy cho biết cây ăn quả có vai trò gì trong đời sống và xã hội?
Trả lời:
Vai trò của cây ăn quả trong đời sống và xã hội:
- Làm nguyên liệu chế biến
- Làm thực phẩm
- Làm dược liệu
- Giúp bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan
- Giúp phát triển kinh tế và văn hoá, nghệ thuật
Khám phá trang 6
Kể tên các sản phẩm được tạo ra từ cây ăn quả trong Hình 1.3.
Trả lời:
Các sản phẩm được tạo ra từ cây ăn quả trong Hình 1.3:
Hình | Sản phẩm |
a | Hồ lô tài lộc được làm từ quả bưởi. |
b | Hoa sen và giá đỡ điện thoại được làm từ cây dừa. |
c | Cây quất thế |
Khám phá 1 trang 7
Hãy nêu đặc điểm thực vật học của cây ăn quả.
Trả lời:
Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả:
– Rễ:
- Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
- Dự trữ các chất dinh dưỡng khi cây sinh trưởng chậm hoặc ngủ, nghỉ.
- Giữ cho cây đứng vững khi có gió bão.
- Rễ cây thường phân bố sâu và rộng, phân nhiều nhánh. Đa phần rễ phân bố ở độ sâu khoảng 5 – 50 cm nên đất trồng cây ăn quả yêu cầu độ dày tầng canh tác trên 1.0m.
– Thân và cành:
- Thân chính được tính từ cổ rễ cây đến điểm phân cành đầu tiên.
- Cành mọc trên thân chính là cành cấp l: cành mọc trên cành cấp 1 là cành cấp 2: tương tự là cành cấp 3, 4, 5….
- Có chức năng nâng đỡ và dẫn nối giữa bộ rễ với lá, chồi, hoa, quả.
– Lá:
- Là cơ quan sinh dưỡng rất quan trọng đối với cây ăn quả
- Sự phân bố lá trên cây quyết định diện tích lá trên tán cây và ảnh hưởng đến khả năng nhận ánh sáng của lá khi tiến hành quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây.
– Hoa:
- Là cơ quan sinh sản của cây. Tùy loại cây ăn quả mà có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
- Phần lớn cây ăn quả cần có sự giao phấn giữa các cây hoặc các hoa để tăng tỉ lệ đậu quả.
– Quả:
- Bảo vệ hạt – cơ quan sinh sản của cây.
- Quả hạch: Loại quả bên ngoài có phần mềm bao quanh một “hạt” lớn với lớp vỏ quả trong cứng cùng với hạt giống ở bên trong, ví dụ: đào, mận….,
- Quả mọng: Các loại trái cây nhỏ, có nhiều thịt quả, nhiều nước, ví dụ: cam, quýt….
- Quả có vỏ cứng: Loại quả có vỏ cứng bên ngoài, ví dụ: dừa, đào lộn hột,….
Khám phá 2 trang 7
Tại sao người trồng cần hiểu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả?
Trả lời:
Người trồng cần hiểu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả để:
– Lựa chọn giống cây phù hợp: giúp người trồng có thể lựa chọn giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và mục tiêu sản xuất của họ.
– Chăm sóc tốt hơn: giúp người trồng có thể chăm sóc cây một cách hiệu quả hơn. Họ có thể điều chỉnh phương pháp chăm sóc, cung cấp nước, phân bón và kiểm soát sâu bệnh phù hợp với nhu cầu cụ thể của cây.
– Nhận biết vấn đề sức khỏe của cây: nhận ra các vấn đề sớm và áp dụng biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh.
– Tối ưu hóa sản lượng và chất lượng: tối ưu hóa điều kiện môi trường để tăng cường sản lượng và chất lượng của trái cây.
– Giảm thiểu rủi ro: giúp người trồng dự đoán và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất lợi và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến cây trồng.
Khám phá trang 8
Dựa vào yêu cầu về nhiệt cây ăn quả được phân loại thành những nhóm nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm đó.
Trả lời:
* Dựa vào yêu cầu về nhiệt độ, cây ăn quả được phân loại thành các nhóm và đặc điểm mỗi nhóm là:
Nhóm |
Đặc điểm |
Cây ăn quả nhiệt đới |
Sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 28oC, không yêu cầu nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa. |
Cây ăn quả á nhiệt đới |
Sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 28oC, cần nhiệt độ thấp khoảng 10 – 20oC để phân hóa mầm hoa trong thời gian nhất định. |
Cây ăn quả ôn đới |
Sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ 20 – 25oC và cần nhiệt độ thấp, khoảng dưới 10oC trong một khoảng thời gian nhất định để phân hóa mầm hoa. |
Khám phá trang 9
Độ ẩm đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả như thế nào?
Trả lời:
Độ ẩm đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả là:
- Ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sinh trưởng của cây: sự phân hoá hoa, nở hoa.
- Ảnh hưởng đến quá trình lớn lên và chín của quả.
Khám phá trang 9
Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả?
Trả lời:
Ánh sáng ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sự phân hóa mầm hoa, nở hoa và phát triển quả của cây. Thời gian chiếu sáng trong ngày quyết định sự hình thành mầm hoa đối với một số loại cây ăn quả.
Khám phá 1 trang 10
Cây ăn quả cần hấp thụ các yếu tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào từ đất?
Trả lời:
Cây ăn quả cần hấp thụ các yếu tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu từ đất là:
- Các nguyên tố trung lượng và vi lượng.
- Đạm (N).
- Lân (P).
- Kali (K).
Khám phá 2 trang 10
Cây ăn quả thích hợp trồng ở nơi đất có đặc điểm như thế nào ?
Trả lời:
Cây ăn quả thích hợp trồng ở nơi đất có đặc điểm như:
- Đất trồng cần có tầng canh tác dày, thoát nước tốt.
- Các loại đất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển như đất phù sa, đất đỏ.
Giải Công nghệ 9 Cánh diều Bài 1 – Luyện tập
Luyện tập trang 6
Em hãy kể tên một số sản phẩm được chế biến từ quả xoài, chuối hoặc bưởi?
Trả lời:
Một số sản phẩm được chế biến từ quả xoài, chuối hoặc bưởi:
Quả |
Sản phẩm |
Xoài |
Mứt xoài, xoài sấy dẻo, bánh xoài, sinh tố xoài |
Chuối |
Sinh tố, kẹo chuối, chuối sấy |
Bưởi |
Tinh dầu bưởi, mứt vỏ bưởi, nước ép |
Luyện tập trang 7
Hãy kể thêm các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật được tạo ra từ cây ăn quả.
Trả lời:
Các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật được tạo ra từ cây ăn quả:
- Trong dịp Tết Nguyên Đán sử dụng cây quất để trang trí
- Trong các dịp lễ sử dụng dưa hấu khắc chữ để thờ.
- Trong các dịp lễ sử dụng dừa tài lộc dát vàng để thờ.
- Trong dịp Halloween tạo hình bí đỏ để trang trí.
Luyện tập trang 7
Vì sao cây ăn quả cần được trồng ở nơi có tầng canh tác dày 1,0 m trở lên?
Trả lời:
Cây ăn quả cần được trồng ở nơi có tầng canh tác dày 1m trở lên vì:
Rễ phân bố ở độ sâu khoảng 5 – 50 cm nên đất trồng cây ăn quả yêu cầu độ dày tầng canh tác trên 1.0m. Như vậy sẽ giúp hệ thống rễ của cây ăn quả phát triển mạnh mẽ và đạt được sự cân bằng về nước và dinh dưỡng. Điều này giúp cây phát triển tốt hơn và sản xuất trái cây chất lượng cao. Bên cạnh đó, tầng canh tác dày giúp ngăn chặn nước lũ hoặc nước mưa lớn từ việc ngập lụt cây trồng. Điều này giúp tránh được các tác động tiêu cực đến sức khỏe của cây và sự phát triển của chúng.
Luyện tập trang 7
Chức năng của rễ và thân có điểm nào giống và khác nhau?
Trả lời:
* Sự giống và khác nhau về chức năng của rễ và thân:
So sánh |
Rễ |
Thân |
Giống nhau |
– Hấp thụ nước và khoáng chất: Cả rễ và thân đều tham gia vào quá trình hấp thụ nước và khoáng chất từ đất thông qua cơ chế hấp thụ của tế bào. – Lưu trữ dự trữ: Cả rễ và thân đều có khả năng lưu trữ các chất dinh dưỡng, nước và năng lượng dự trữ, giúp cây duy trì sự sống trong điều kiện khắc nghiệt hoặc thời gian khô hạn. |
|
Khác nhau |
+ Hấp thụ nước, khoáng chất và chất hữu cơ từ đất. + Thường có nhiều nhánh nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với đất và tăng cường khả năng hấp thụ. + Giữ cho cây cố định trong đất và cung cấp sự ổn định cho cây. + Thường không có khả năng thực hiện quá trình quang hợp. |
+ Chịu trách nhiệm vận chuyển nước, dưỡng chất và chất hữu cơ từ rễ đến các phần khác của cây và ngược lại. + Tham gia vào quá trình quang hợp, sản xuất và lưu trữ năng lượng. + Thường chứa các mô phát triển như mô phân chia, mô vận chuyển và mô lưu trữ. + Có khả năng chịu lực và là phần chính của cây đứng thẳng hoặc cây bò. |
Luyện tập trang 8
Em hãy kể tên một số loại quả hạch, quả mọng, quả có vỏ cứng mà em biết.
Trả lời:
Một số loại quả hạch,quả mọng,quả có vỏ cứng mà em biết:
Quả |
Một số loại |
Quả hạch |
Đào, Mơ |
Quả mọng |
Dâu, Lựu |
Quả có vỏ cứng |
Dừa, Mắc ca |
Luyện tập trang 8
Em hãy kể tên một số loại cây ăn quả thuộc nhóm á nhiệt đới và ôn đới? Nhóm cây nào yêu cầu vùng trồng cây có nhiệt độ thấp hơn?
Trả lời:
– Một số loại cây ăn quả thuộc nhóm á nhiệt đới và ôn đới:
Nhóm |
Ví dụ |
Cây ăn quả á nhiệt đới |
– Vải – Bơ – Nhót – Xoài – Chuối – Dừa |
Cây ăn quả ôn đới |
– Táo – Lê – Nho – Mận – Mơ – Đào |
– Nhóm cây yêu cầu vùng trồng cây có nhiệt độ thấp hơn là: Nhóm cây ăn quả ôn đới.
Luyện tập trang 9
Để ra hoa cây ăn quả á nhiệt đới cần điều kiện về nhiệt độ khác cây ăn quả nhiệt đới như thế nào?
Trả lời:
Điều kiện về nhiệt độ của cây ăn quả á nhiệt đới khác cây ăn quả nhiệt đới để ra hoa là:
- Cây ăn quả nhiệt đới không yêu cầu nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa.
- Câu ăn quả á nhiệt đới cần nhiệt độ thấp khoảng 10 – 20 °C để phân hoá mầm hoa trong thời gian nhất định.
Luyện tập trang 9
Cây ở giai đoạn ra hoa và giai đoạn ngủ, nghỉ có yêu cầu về độ ẩm đất như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu về độ ẩm đất của cây ở giai đoạn ra hoa và giai đoạn ngủ, nghỉ là:
Giai đoạn |
Yêu cầu |
Giai đoạn ra hoa |
Độ ẩm đất cần duy trì ở khoảng 70 – 80%. |
Giai đoạn ngủ, nghỉ |
Độ ẩm đất thấp, ở mức 40 – 50%. |
Luyện tập trang 9
Cường độ chiếu sáng mạnh có thể gây tác động xấu nào đến cây ăn quả?
Trả lời:
Cường độ chiếu sáng mạnh có thể gây tác động xấu đến cây ăn quả là:
- Cường độ chiếu sáng mạnh làm cho cây mất nhiều nước.
- Cường độ chiếu sáng mạnh có thể gây cháy lá, rám quả.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công nghệ 9 Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả Giải Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.