Bạn có biết giặt khô từ lâu đã trở thành 1 phương pháp giặt thay thế cho giặt nước đối với một số loại vải bởi một số tiện ích. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm như thế nào là công nghệ giặt khô các bạn nhé.
Giặt khô đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những ghi chép về các phương pháp giặt các đồ dùng dễ bị hỏng đã được tìm thấy trong phế tích của thành phố Pompeii, thành phố đã bị núi lửa Vesuvius chôn vùi từ năm 79 sau Công nguyên. Hồi đó, rất nhiều quần áo vải vóc được làm bằng lông cừu và bị co lại nếu nhúng vào nước. Những người thợ giặt đã dùng các dung môi như a-mô-ni-ắc (lấy từ nước tiểu) và dung dịch kiềm, và 1 loại đất sét đặc biệt để lấy đi các vết bẩn là đất, mồ hôi và dầu mỡ bám trên vải. Cách giặt đó được gọi là giặt khô. Vậy giặt khô cụ thể là gì và vì sao cần phải giặt khô? Cùng tìm hiểu dưới đây.
Công nghệ giặt khô là gì?
Giặt khô cũng giống như giặt thường với các tác động ngâm, đập vò nhằm lọai bỏ vết bẩn và mùi hôi từ quần áo tuy nhiên giặt khô không sử dụng nước mà sử dụng một loại dung môi đặc biệt có tác dụng hòa tan nhằm loại bỏ hết vết bẩn và đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Mỗi loại vải thường được sử dụng với mỗi loại dung môi phù hợp. Một số dung môi tổng hợp có thể kể đến như là perchloroethylene (PCE) và decamethylcyclopentasiloxane (si-li-côn dạng lỏng).
Quy trình giặt khô:
Quần áo của bạn đi qua các bước sau:
Bước 1: Gắn thẻ và kiểm tra
Gắn thẻ bằng thẻ giấy nhỏ hoặc nhãn nhỏ được viết trên cổ áo sơ mi, để quần áo của bạn không bị trộn lẫn với quần áo của những người khác. Quần áo cũng được kiểm tra các chi tiết như thiếu nút, sút chỉ, các vết trầy…
Bước 2: Tiền xử lý
Các vết bẩn khó giặt như những vết bẩn nhỏ như mực bút bi, vết dầu mỡ… sẽ được xử lý trước để việc giặt dễ dàng và hoàn chỉnh hơn.
Bước 3: Giặt khô
Quần áo sẽ được đưa vào trong một máy giặt với trọng lượng vừa đủ với công suất của máy và làm sạch bằng dung môi chuyên dụng. Thiết bị sẽ tự động cấp dung môi, hóa chất và tiến hành giặt như máy giặt thông thường. Quần áo sau từ 2 – 5 quy trình giặt (tùy theo chương trình giặt cho loại đồ vải cụ thể) sẽ được xả và vắt, sau đó sấy khô để bay hết dung môi trước khi đưa ra là.
Bước 4: Kiểm tra vết bẩn còn sót lại
Những vết bẩn nhỏ như mực bút bi, vết dầu mỡ… Quần áo của bạn sẽ được kiểm tra sau khi quá trình làm sạch được hoàn tất để xem nếu vết bẩn vẫn còn sẽ được xử lý để loại bỏ.
Bước 5: Kết thúc
Tiến hành là, gấp, đóng gói và sửa chữa các vấn đề cần thiết để khôi phục lại quần áo.
Vì sao nên giặt khô?
Giặt khô từ lâu đã trở thành 1 phương pháp giặt thay thế cho giặt nước đối với một số loại đồ giặt, có rất nhiều nguyên nhân để quần áo phải giặt khô trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:
Tránh bạc màu cho quần áo
Dính màu lên đồ trắng là ác mộng khi giặt tẩy, nguyên nhân của sự phai màu này chính là một số loại quần áo được lên màu bằng các loại chất nhuộm gốc nước sẽ rất dễ bị phai trong nước và bám lên những bề mặt vải sáng màu. Tuy nhiên, những chất nhuộm này lại khá bền khi giặt trong dung môi giặt khô và giúp quần áo giặt khô ít bị bạc.
Giảm vấn đề co rút vải và hư vải
Một số loại chất liệu chứa các sợi được làm từ lông hoặc sợi gốc động vật như len, tơ tằm..do cấu trúc sợi vải nên khi giặt trong nước sẽ dễ bị co, rút hoặc dão và nhăn.Với những loại chất liệu này nhất thiết phải giặt khô hoặc phải được giặt tay nhẹ nhàng với loại hóa chất đặc biệt không chứa Natri và các loại chất tẩy để tránh tình trạng quần áo bị hư hỏng.
Chất lượng đồ giặt được giữ nguyên
Giặt khô mang đến sự hoàn hảo cho chất liệu vải và giúp giữ chất lượng và hình dáng đồ giặt như ban đầu. Trong thực tế để tạo kiểu dáng, giữ nếp và độ cứng của các loại quần áo mới, người ta thường phủ một lớp “hồ” đặc biệt , tuy nhiên khi giặt nước những lớp “hồ” này thường bị hòa tan trong nước làm mất đi kiểu dáng ban đầu và theo đó dần dần làm mất đi form dáng quần áo. Điều này rất ít khi xảy ra khi giặt khô. Giặt khô giúp bảo toàn quần áo như ban đầu và đặc biệt giữ bền màu sắc lâu hơn.
Lưu ý:
PCE là lựa chọn phổ biến nhất để dùng cho giặt khô nhưng chất này rất nguy hiểm cho cả môi trường và sức khỏe, nhất là những công nhân làm việc tại xưởng giặt là. Ngoài ra, người thường xuyên mặc quần áo giặt khô cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu hít phải hơi PCE trong một thời gian dài, họ có thể bị chóng mặt, đờ đẫn, mờ mắt, mất khả năng phối hợp và mất trí nhớ thể nhẹ, mẩn ngứa trên da.
Quần áo nào cần phải giặt khô
Có rất nhiều loại vải cần phải giặt khô ví dụ như áo lông vũ chẳng hạn. Để có thể kiểm tra chính xác nhất bạn cần phải xem nhãn khuyến cáo được in trên quần áo. Nếu trên nhãn có biểu tượng hình ca nước gạch chéo thì đây là biểu tượng của việc không được giặt bằng nước mà bạn phải giặt bằng tay.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về công nghệ giặt khô. Hy vọng các bạn có thể biết thêm về quy trình này và áp dụng với những loại vải thích hợp nhé.
Đón xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại Mẹo vặt cuộc sống.
Tham khảo các loại bột giặt đang có bán tại Thcslytutrongst.edu.vn:
Kinh nghiệm hay Thcslytutrongst.edu.vn