Hằng năm cứ vào 23 tháng chạp là ngày cúng ông Công ông Táo. Đây là một tín ngưỡng, một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Lễ cúng ông Táo về trời chúng ta không cần phải tổ chức quả cầu kỳ nhưng cần trang trọng chu đáo thể hiện được hết tấm lòng thành của gia chủ. Vậy cúng ông Công ông Táo chúng ta cần chuẩn bị những gì, hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tín ngưỡng cúng ông Công ông Táo

Tín ngưỡng cúng ông Táo
Hằng năm cứ vào 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, các việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.
Xuất phát từ tín ngưỡng này, lễ cúng đưa ông Công ông Táo về trời luôn được tiến hành một cách trang trọng. Theo truyền thống dân gian ta, thời gian cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ 23 tháng chạp.
Chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo

Chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo
Để chuẩn bị lễ vật cúng Táo Quân, bạn cần chuẩn bị một bộ lễ vật cúng ông Táo truyền thống:
Mũ ông công ba chiếc (gồm 2 mũ ông và 1 mũ bà). Mũ dành cho táo Ông thì có 2 cánh chuồn, còn mũ cho táo Bà không có cánh chuồn. Cũng có nhiều người chủ cúng 1 cỗ mũ ông Công để tượng trưng.
Cá chép, đây là phương tiện tượng trưng cho sự di chuyển của ông công ông táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật. Ở miền Bắc người ta thường cũng một con cá chép sống thả trong chậu với ngụ ý cá chép hóa rồng. Nhưng ở miền Nam thì dùng cá chép giấy nhiều hơn.
Tiền vàng, 1 chiếc áo giấy, 1 đôi hia giấy
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Tùy theo điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình mà ngoài các lễ vật chính phải có như đã kể bên trên, người ta còn làm mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay để tiễn ông táo về trời. Thông thường mâm cúng ông táo cơ bản sẽ gồm có:

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Ở miền Nam thường cúng cá lóc. Hiện nay mâm cỗ cúng ông táo đã được đơn giản hóa, không bắt buộc phải đầy đủ các món như một mâm của truyền thống chủ yếu còn phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình.
Mâm cỗ cúng ông táo cần phải được đặt một cách trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông táo riêng để bày tỏ lòng thành kính của gia chủ.
Văn cúng ông Công ông Táo

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Táo
Như vậy qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về phong tục truyền thống cúng ông công ông táo về trời của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng là mọi người đều mong muốn ông Táo sẽ trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua và mong Ngọc Hoàng giúp đỡ năm mới suôn sẻ hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn chuẩn bị ngày lễ cúng ông Công ông Táo thật chu đáo và trang trọng.
Topcachlam
Đăng bởi: Nguyễn Thúy