Bạn đang xem bài viết Đã có hơn 1.000 người Việt siêu giàu nắm trong tay hơn 700 tỷ: Loạt thương hiệu xa xỉ đổ vào Việt Nam tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dân số giàu (những cá nhân có tài sản từ 1 triệu USD trở lên) của Việt Nam cũng tăng 70% trong 5 năm qua, và dự kiến sẽ tăng vọt 173% chỉ trong 10 năm từ 2017 đến 2027.
Số lượng người siêu giàu (UHNWI) tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2022, báo cáo mới nhất của Knight Frank ghi nhận. Từ 583 cá nhân ở Việt Nam có tài sản ròng trên 30 triệu USD (hơn 700 tỷ đồng) năm 2017, đến cuối năm ngoái con số này đã lên đến 1.059, tăng 82% chỉ sau 5 năm. Knight Frank dự báo đến năm 2027 con số này sẽ gần chạm mốc 1.300, thêm 22% so với hiện tại, và tương đương mức tăng 122% trong vòng 10 năm.
Không chỉ có vậy, dân số giàu (những cá nhân có tài sản từ 1 triệu USD trở lên) của Việt Nam cũng tăng 70% trong 5 năm qua, và dự kiến sẽ tăng vọt 173% chỉ trong 10 năm từ 2017 đến 2027.
Thực tế, sự thay đổi trong nhóm dân số giàu và siêu giàu tại Việt Nam cũng nằm trong xu hướng thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Khi, lượng dân số siêu giàu đã tăng ngoạn mục gần 51% trong vòng 5 năm tính đến năm 2022. Mặc dù có dự đoán rằng mức tăng trưởng này sẽ giảm còn 40% trong vòng 5 năm tới, đây vẫn là khu vực dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng phồn vinh thịnh vượng.
Điều này đang mở ra cơ hội lớn cho hàng xa xỉ, và loạt dịch vụ sang chảnh đã sớm gia nhập cũng như mở rộng Việt Nam: Từ sản phẩm, trang sức hàng hiệu đến các dịch vụ casino, golf, du thuyền nhà hàng.
Đơn cử, trong chia sẻ mới đây, đại diện Savills nhấn mạnh nếu Trung Quốc vẫn luôn là thị trường lớn về bán lẻ xa xỉ của thế giới, thì nay do các biện pháp thắt chặt kiểm soát Covid-19 trong năm 2022, cùng sự gia tăng cạnh tranh của các thường hiệu mới nổi, nhiều nhãn hàng cao cấp đã bắt đầu triển khai chiến lược đa dạng hóa thị trường hoạt động tại khu vực Đông Nam Á. Và Việt Nam là điểm đến thu hút.
Theo Savills, sự phát triển của các thương hiệu khách sạn cao cấp và căn hộ có thương hiệu hứa hẹn sẽ mang tới lượng du khách ở phân khúc tầm cao tới du lịch và mua sắm, từ đó thu hút sự chú ý của các nhãn hàng. Trong đó, thị trường Hà Nội sắp chào đón các khách sạn hạng sang như Four Seasons, Fairmont, Waldorf Astoria hay Ritz Carton.
Ở lĩnh vực du thuyền, CTCP Du Thuyền Viet Princess vừa khai trương du thuyền nhà hàng Can Tho Princess thứ 4. Trong bối cảnh cầu yếu, dịch vụ cao cấp vẫn rất đắt khách, đặc biệt khi du lịch hồi phục đón đầu khách du lịch ngoại quốc trở lại. Ông Trương Quang Cường – Chủ tịch HĐQT Viet Princess – còn cho đang có kế hoạch tiếp tục đầu tư và cho ra mắt du thuyền ngủ đêm và du thuyền nhà hàng tại miền Bắc Việt Nam.
Bán lẻ trang sức xa xỉ cũng nhập cuộc, theo ước tính của Statista, doanh thu thị trường bán lẻ xa xỉ tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt 957,20 triệu USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 2023 -2028 dự kiến đạt 3,23%. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao được xem là động lực cho nhiều thương hiệu tham gia và đầu tư.
Hublot, thương hiệu đồng hồ cao cấp đến từ Thụy Sĩ, vừa khai trương hai cửa hàng mới tại Trung tâm mua sắm Union Square của Tp.HCM và Tràng tiền Plaza, Hà Nội. Trong thời gian vừa qua, thị trường Hà Nội cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của các thương hiệu cao cấp có thể kể đến như Dior, Louis Vuitton, Tiffany & Co. hay Berluti…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đã có hơn 1.000 người Việt siêu giàu nắm trong tay hơn 700 tỷ: Loạt thương hiệu xa xỉ đổ vào Việt Nam tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://cafebiz.vn/da-co-hon-1000-nguoi-viet-sieu-giau-nam-trong-tay-hon-700-ty-loat-thuong-hieu-xa-xi-do-vao-viet-nam-176230608142630639.chn