Bạn đang xem bài viết Dẫn chứng về sự thật và giả dối Dẫn chứng về sự thật và giả dối trong cuộc sống tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dẫn chứng về sự thật và giả dối là tài liệu hữu ích cho bạn đọc khi muốn làm bài văn nghị luận xã hội.
Nội dung gồm 6 mẫu dẫn chứng về sự thật và giả dối. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu ngay sau đây.
Dẫn chứng về sự thật và giả dối
Dẫn chứng số 1
Một nhà kinh doanh trung thực sẽ được khách hàng tin dùng sản phẩm. Một nhân viên nếu sống thật với chính mình sẽ được đồng nghiệp tin yêu, cấp trên tin tưởng và công việc thăng tiến. Một học sinh nếu trung thực trong học tập sẽ được bạn bè khâm phục, thầy cô tin tưởng.
Dẫn chứng số 2
Người Trung Hoa có câu: “ Trung ngôn nghịch nhĩ ” (lời nói thật tuy rằng khó nghe nhưng vẫn dễ chịu hơn lời nói ngọt ngào man trá).
Dẫn chứng số 3
Một người nông dân, trong quá trình sản xuất luôn sử dụng những điều kiện tốt nhất để tạo ra một sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng sẽ được họ tin tưởng. Một người giáo viên sẽ trở thành tấm gương cho học sinh khi biết sống ngay thẳng, trung thực.
Dẫn chứng số 4
Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật bá Kiến đã dùng những lời nói dối trá để đối phó Chí Phèo – lúc này vừa mới ở tù ra. Bá Kiến giở giọng đường mật, nhận chí là họ hàng và trách mắng Lý Cường – con trai của mình trước mặt Chí với mục đích vỗ về hắn. Sau đó, bá Kiến còn sai người giết gà, mua rượu thiết đãi và cho thêm đồng bạc để Chí về uống rượu. Những lời nói dối ngon ngọt của bá Kiến đã khiến Chí Phèo tin tưởng. Chỉ như vậy, bá Kiến đã thành công mua chuộc Chí thành tay sai cho mình.
Dẫn chứng số 5
Không phải lời nói dối nào cũng có mục đích xấu. Đôi khi, lời nói dối lại xuất phát từ một tấm lòng yêu thương che chở. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” vì thương con, và để con cảm nhận được tình yêu của cha dành cho con, Vũ Nương đã lấy cái bóng của mình để chỉ cho con trai đây là cha nó.
Dẫn chứng số 6
Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều vị bác sĩ tuyến đầu đã phải rời xa gia đình trong suốt nhiều tháng. Khi trò chuyện với những đứa con của mình, họ luôn nghe được những câu hỏi như: “Bao giờ bố/mẹ về?”. Và không ít lần, họ đã trả lời rằng “Hết dịch bố/mẹ sẽ về” mà trong lòng không biết bao giờ dịch bệnh sẽ được đẩy lùi. Có những lời nói dối lại mang mục đích tốt đẹp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dẫn chứng về sự thật và giả dối Dẫn chứng về sự thật và giả dối trong cuộc sống tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.