Bạn đang xem bài viết Dẫn chứng về Uống nước nhớ nguồn Ví dụ về Uống nước nhớ nguồn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dẫn chứng về Uống nước nhớ nguồn mang tới những ví dụ, những tấm gương trong cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 9 lồng ghép vào bài văn Nghị luận xã hội Uống nước nhớ nguồn của mình dễ dàng, cho bài văn thêm sinh động.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên dạy con cháu ghi nhớ công ơn của thế hệ trước của ông cha ta, để mình có được niềm vui, hạnh phúc, được hưởng trái quả ngọt ngào. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để nhanh chóng hoàn thiện bài văn nghị luận xã hội của mình.
Dẫn chứng về Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 1
Nói như Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách “trả ơn” quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn “ăn cháo đá bát”, có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Dẫn chứng về Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 2
Chúng ta không thể nào quên những hình ảnh của Nguyễn Văn Mạnh (Thái Nguyên) đã dùng chày giết chết người bố ruột của mình chỉ vì tranh cãi về gia sản đất đai. Liệu những kẻ như vậy có hiểu có xứng với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc? Rồi những kẻ phản quốc tham gia hội Việt Tân, chúng có hiểu rõ đất nước ta đã phải khó khăn như thế nào mới giành lại được độc lập mà chúng dám đưa kẻ thù xâm nhập đất nước, hòng gây ra chiến tranh, loạn lạc? Những hành động đó của chúng sẽ phải trả những cái giá thật đắt cho lòng vô ơn của mình.
Dẫn chứng về Uống nước nhớ nguồn – Mẫu 3
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyễn Trãi ăn “lộc” vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)
Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dối, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dẫn chứng về Uống nước nhớ nguồn Ví dụ về Uống nước nhớ nguồn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.