Bạn đang xem bài viết Dàn ý Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn hay nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bút ký nổi tiếng của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nội dung chính của tác phẩm này nói về vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông Hương. Khắc họa hình ảnh dòng sông êm đềm và mang đậm dấu ân của xứ Huế mộng mơ, huyền ảo. Để phân tích chi tiết nội dung tác phẩm này, mời bạn theo dõi qua một vài dàn ý “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
Dàn ý chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông
Mở bài
Giới thiệu đôi chút về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường: năm sinh, quê quán, những tác phẩm nghệ thuật nổi bật nhất của tác giả.
Nói vài ý lớn về nội dung của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Thân bài
* Ý nghĩa nhan đề:
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông”: tác giả đã nhấn mạnh những cái đẹp huyền thoại của dòng sông Hương.
- Thể hiện khát vọng của con người về cái đẹp của con người xứ Huế. Bên cạnh đó thể hiện sự biết ơn sâu sắc của những con người khái phá vùng đất mộng mơ.
- Mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế.
* Hình tượng sông Hương:
– Dòng sông thiên nhiên
- Dòng sông ở thượng nguồn: “bản trường ca của rừng già”, “cô gái Di-gan”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.
- Dòng sông từ thượng nguồn đến Huế: sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu một mặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động.
- Trong lòng Huế: như một người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
- Từ biệt Huế ra biển: như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.
=> Dòng sông thiên nhiên được tác giả cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu. Tác giả nhân hóa như tình yêu của một người con gái, hết lòng hết dạ trong tình yêu.
– Dòng sông lịch sử
- Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế của đất nước được tác giả miêu tả “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”. Dòng sông được ví là nhân chứng, chứng khiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa chiến đấu anh hùng.
- “Biết hiến đời mình để làm nên chiến công”. Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước.
=> Tác giả mượn hình ảnh của dòng sông kể lại các chiến tích lịch sử. Dòng sông chính là nhân vật qua bao đời chứng khiến những cuộc đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam.
– Dòng sông văn hóa
- “Người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”. Tác giải sử dụng âm nhạc cổ điển của Huế như bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh…. để miêu tả hình ảnh con sông Hương êm đềm và nhẹ nhàng theo dòng chảy.
- “Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”. Nói lên tình yêu của các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ thông qua tiếng đàn âm nhạc đêm khuya lặng bóng.
=> Sông Hương chính là người con gái phóng khoáng, chung thủy trong tình yêu, anh dũng kiên cường trong lịch sử, tài hoa sáng tạo trong âm nhạc, trong văn hóa, khiêm nhường trong đời thường, là hiện thân cho vẻ đẹp người con gái Huế.
* Hình tượng cái tôi tác giả
Tác giả quan sát dòng sông ở nhiều góc độ khác nhau, miêu tả dòng sông trên nhiều phương diện.
Tác giải mượn cái tôi của mình để thể hiện tình yêu tha thiết, say đắm với thiên nhiên Huế và đất nước.
* Đặc sắc nghệ thuật
Nói về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong tác phẩm như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,… Giúp nội dung của tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trở nên xúc tích nhất.
Kết bài
Khái quát giá trị nội dung tác phẩm.
Cảm nhận của em.
Dàn ý Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn
Mở bài
Khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường: năm sinh, quê quán, cội nguồn của tác giả.
Giới thiệu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích, khái quát nội dung và nghệ thuật)
Thân bài
Ở thân bài này, chúng ta sẽ lập dàn ý và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương một cách khái quát nhất có thể.
* Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn
- Sông Hương như “một bản trường ca của rừng già”
=> Từ ngữ tạo hình, gợi tả vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn vừa hùng vĩ, man dại vừa trữ tình, say đắm lòng người
- So sánh sông Hương với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”
=> Tác giả nhân hóa sông Hương thành một thực thể sống động, có hồn.
- So sánh “Sông Hương như người mẹ phú sa của một vùng văn hóa xứ sở”
=> Dùng biện pháp so sánh độc đáo về con sống quê hương để thể hiện rõ văn hóa của dân tộc xứ Huế mộng mơ, huyền ảo.
* Sông Hương ở ngoại vi thành phố
- “nằm giữa cánh đầu châu hóa đầy hoa dại”
=> Vẻ đẹp mơ màng của sông Hương được miêu tả rất rõ nét, có những đường cong mềm mại, quanh co uốn khúc quanh cố đô Huế
- “Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”
=> Tác giả dành một tình yêu lớn cho dòng sông. Tình yêu ấy khiến ông mơ màng nhận ra bóng dáng của dòng sông giống như tấm lụa trên có thể người thiếu nữ
* Vẻ đẹp của sông Hương ở trung tâm thành phố
– Nét đẹp của dòng sông khi chảy vào thành phố có nét khác biệt so với khu chảy ở ngoại ô
– Dòng sông trở nên vui tươi nhưng cũng rất êm dịu, như một điệu slow tình cảm của xứ Huế
– Dòng sông như người con gái tinh tế đánh đàn trong đêm khuya
Kết bài
Nêu cảm nhận của bạn về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Nêu cảm nhận của mình về niềm tự hào và tình yêu tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế nói riêng và đất nước nói chung.
>>> Xem thêm: Dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến
Chúng ta vừa theo dõi qua dàn ý Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn. Tin rằng dàn ý này sẽ giúp bạn có một bài văn xúc tích và đầy đủ nội dung chi tiết về hình ảnh hùng vĩ và linh hồn của dòng sông Hương. Thông qua nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,… tác giả đã nói lên rõ tình yêu thương của con người đối với thiên nhiên đất nước.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dàn ý Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn hay nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.