Bạn đang xem bài viết Dàn ý Văn học và tình thương (bài số 7 lớp 8 đề 2) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với các dàn ý Văn học và tình thương dưới đây, các bạn có thể triển khai thành các đoạn văn mạch lạc, trôi chảy và không bị lan man trong lúc viết bài. Đặc biệt, bạn sẽ không phải lo bản thân bị cạn ý tưởng hay lập luận các ý chính bị trùng lặp nhau khi đã có dàn bài này hỗ trợ.
Dàn ý Văn học và tình thương
1. Cách lập dàn ý Văn học và tình thương số 1
A. Mở bài
- Lòng nhân ái, tương thân tương trợ, tình thương giữa con người với con người chính là truyền thống bao đời của dân tộc ta và các dân tộc khác trên thế giới.
- Văn học luôn ca ngợi những cái đẹp, nhất là những cái đẹp tâm hồn con người, đề cao tính nhân văn, nhân đạo và phê phán gay gắt những kẻ thờ ơ, lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại.
B. Thân bài
Mối quan hệ giữa văn học và tình thương
- Theo Hoài Thanh thì nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương người.
- Các tác phẩm văn chương thường lấy lòng bác ai, tình thương của con người làm nguồn cảm hứng và chất liệu.
Văn học đề cao tình yêu thương trong gia đình
- Văn học đề cao tình cảm gia đình.
- Cha mẹ yêu thương con cái hết lòng một cách vô điều kiện.
- Con cái hiếu thảo, yêu thương và kính trọng cha mẹ.
- Anh chị em yêu thương, bảo bọc cho nhau.
—> Dẫn chứng, chứng minh:
- Người mẹ trong tác phẩm Cổng trường mở ra, Mẹ tôi…
- Người cha trong tác phẩm Lão Hạc, Mẹ tôi…
- Hai anh em Thành – Thủy trong tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê.
Văn học đề cao tình làng nghĩa xóm
Từ xưa ông bà ta có câu “Bán bà con xa, mua láng giềng gần” hoặc “Bà con xa không bằng láng giềng gần”.
—> Dẫn chứng:
- Ông giáo trong truyện Lão Hạc.
- Bà lão láng giềng trong tác phẩm Chị Dậu.
Văn học đề cao tình gắn kết giữa đồng nghiệp, thầy trò và bạn bè
- Cô giáo cùng các bạn của Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê.
- 3 người họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng.
Văn học phê phán gay gắt những kẻ thờ ơ, lạnh lùng, nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người
- Những nhân vật thiếu tình thương trong gia đình: Người cha nghiện ngập trong Cô bé bán diêm, Bà cô của bé Hồng trong tác phẩm Trong lòng mẹ,…
- Những kẻ thờ ơ, lãnh cảm, độc ác, tàn nhẫn ngoài xã hội: Những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..), Vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn,…
Liên hệ bản thân
- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Yêu thương, giúp đỡ anh em, bạn bè.
- Giúp đỡ người hoạn nạn.
- Không ức hiếp người nhỏ hơn mình…
C. Kết bài
- Khẳng định lại mối liên hệ giữa văn học và tình thương.
- Mong ước của em.
2. Cách lập dàn ý Văn học và tình thương số 2
A. Mở bài
- Dẫn dắt mở bài bằng đạo lý ngàn đời “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
- Liên hệ sang văn học và tình thương.
B. Thân bài
Tình yêu thương trong văn chương được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ
Từ xa xưa, các câu ca dao tục ngữ đã nói về tình cảm gia đình giữa cha mẹ – con cái, anh em, chồng vợ,…
- Văn học về công ơn cha mẹ:
“Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.”
- Văn học về tình cảm anh chị em:
“Chị ngã em nâng”
- Văn học về tình cảm con cháu – ông bà:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”
- Văn học về tình nghĩa vợ chồng hay tình yêu đôi lứa:
“Sự đời nước mắt soi gương,
Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều.”
Tình yêu thương trong văn học hiện đại – Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
—> Dẫn chứng: Các tác phẩm văn học trong chương trình đã làm cảm động được tâm hồn con người hay những tác phẩm đề cập đến tình thương gia đình, xã hội.
Liên hệ bản thân và thực tế trong hiện tại
- Nhà nước xây dựng nhà tình thương cho người nghèo.
- Bản thân em cần làm gì để bày tỏ và phát huy tình yêu thương của mình.
C. Kết bài
Khẳng định lại văn học và tình thương từ xa xưa đã có mối quan hệ chặt chẽ, tương trợ cho nhau.
3. Cách lập dàn ý Văn học và tình thương số 3
A. Mở bài
- Văn học là đứa con tinh thần của nhà thơ, nhà văn khi dùng ngòi viết để diễn tả quan điểm cũng như tình cảm của mình.
- Có con người là có tình cảm.
- Có tình cảm chính là có tình yêu thương.
- Hầu hết trong các tác phẩm thì tình yêu thương là nguồn cảm hứng chính.
B. Thân bài
Văn học nói đến tình yêu quê hương đất nước
Văn học có không ít những tác phẩm giàu tình yêu đối với đất nước, tình yêu đó gắn liền với niềm tự hào vô bờ bến của các nhân vật văn học, hay thậm chí là chính bản thân tác giả.
—> Dẫn chứng: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh),…
Văn học nói đến tình cảm gia đình
- Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình được gắn kết với nhau bởi dòng máu nóng chảy trong cơ thể mỗi người, loại tình cảm này rất thiên liêng và là nguồn cội, nguồn cảm hứng sáng tác không bao giờ tận của nhiều tác giả.
- Trong tình cảm gia đình, có một loại tình cảm cực kì đặc biệt, hình dung ngắn gọn bằng một câu “Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương”. Đó là tình cảm vợ chồng nói riêng và đôi lứa nói chung.
—> Dẫn chứng: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên),…
Văn học nói đến tình thân ái giữa con người với con người
- Tình thân giữa xóm làng cũng như tình thầy trò, bè bạn,… chính là điển hình cho loại tình cảm này.
- Văn học diễn tả tình yêu thương rộng lớn giữa con người với con người, nơi nào có tình người thì nơi đó có văn học.
- Văn học dùng ngòi bút để bênh vực những mảnh đời khốn khổ, dùng cây viết để nêu cao những tấm gương sống mà ai ai cũng phải kính nể.
- Văn học có thể mạnh dạn đứng về phía của những con người bần cùng, chịu gông xiềng dưới tận đáy cùng của xã hội.
—> Dẫn chứng: Chí Phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao),…
C. Kết bài
- Tổng kết nội dung
- Khẳng định mối liên hệ giữa văn học và tình thương.
4. Cách lập dàn ý Văn học và tình thương số 4
A. Mở bài
Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.
- Văn học là dùng ngòi bút để thay cho tiếng nói.
- Tình thương là tiếng nói của tâm hồn.
- Văn học thay tiếng nói tâm hồn bộc lộ và đọng lại thành những câu chữ.
- Văn học và tình thương nhờ vậy mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
B. Thân bài
Văn học đề cao tình cảm giữa con người với nhau
Văn học cả xưa và nay đều ca ngợi tình cảm yêu thương giữa con người với con người, không chỉ trong gia đình mà còn với ngoài xã hội.
- Tình yêu với những người thân.
- Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.
- Tình yêu quê hương đất nước…
Văn học thay cho tiếng nói con người phê phán những điều xấu
Văn học phê phán thói đời, lên án những kể bất nhân, gần như mất hết tính người, trở nên lạnh lùng, thờ ơ và thậm chí là xem nhẹ trước những nỗi khổ cực của đồng loại.
Lưu ý: Mỗi luận điểm được nêu ra phải kèm theo dẫn chứng cụ thể chứng minh thì mới tăng tính thuyết phục.
C. Kết bài
- Vai trò văn học trong việc bồi đắp tình thương của con người.
- Khẳng định lại mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học và tình thương.
>>> Xem thêm: Lập dàn ý tuổi trẻ và tương lai đất nước (Bài số 7 lớp 8 đề 1)
Trên đây là 4 cách lập dàn ý Văn học và tình thương đầy đủ nhất cho các bạn học sinh tham khảo. Với dàn bài này, các bạn có thể bổ sung và triển khai các ý theo ý muốn của mình, miễn sao vẫn đảm bảo tính mạch lạc, không trùng lặp cho bài viết là được. Chúc bạn đạt điểm cao và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dàn ý Văn học và tình thương (bài số 7 lớp 8 đề 2) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.