Bạn đang xem bài viết Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cuộc thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền Quốc gia diễn ra trong vòng 1 tháng từ ngày 10/10/2023 đến ngày 10/11/2023.
Tham gia cuộc thi, thí sinh trả lời 40 câu hỏi trắc nghiệm và một bài luận ngắn về một vấn đề liên quan đến chủ đề của cuộc thi. Mỗi thí sinh dự thi chỉ được tham gia thi 1 lần. Mời các bạn cùng tham khảo gợi ý đáp án trong bài viết dưới đây:
Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo
Đáp án Cuộc thi công nhân, viên chức lao động tìm hiểu truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam 2023
Câu 1: Sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma tháng 3 năm 1988 nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo đã gây xúc động lớn trong nhân dân cả nước. Để tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động quyên góp và xây dựng Khu tưởng niệm Gạc Ma, Tượng đài Gạc Ma. Xin hỏi: Khu tưởng niệm Gạc Ma, Tượng đài Gạc Ma nằm ở địa phận tỉnh, thành phố nào?
A: Nằm trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
B: Nằm trên địa bàn xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa
C: Nằm trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Câu 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tinh thần thời đại sâu sắc. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn – Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch, “đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Xin hỏi: Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch, “đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh” vào ngày, tháng, năm nào?
A: Ngày 12/4/1975
B: Ngày 13/4/1975
C: Ngày 14/4/1975
Câu 3: “Bất khuất” là tác phẩm văn học sử nổi tiếng, ngời sáng chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng; lời lên án đanh thép chế độ ngục tù Mỹ – ngụy và là bản anh hùng ca về khí tiết của người cộng sản.
Xin hỏi: Nhân vật chính của tác phẩm là ai; chức vụ cao nhất của nhân vật khi tham gia hoạt động cách mạng là gì?
A: Đó là đồng chí Phan Trọng Bình, từng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa
B: Đó là đồng chí Nguyễn Đức Thuận, từng giữ chức Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam
C: Đó là Giáo sư Lê Quang Vịnh, từng giữ chức Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ
Câu 4: Các giải thưởng Tôn Đức Thắng, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Thị Sen ngày càng khẳng định được uy tín và có sức lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Xin hỏi: Các giải thưởng đó do tổ chức, bộ, ngành nào thành lập và trao?
A: Bộ Giáo dục và Đào tạo
B: Tổ chức Công đoàn
C: Tổ chức Đoàn Thanh niên
Câu 5: Dệt May là một trong những chiếc nôi của phong trào công nhân Việt Nam. Hiện Dệt May tiếp tục là một trong những ngành mang lại nhiều việc làm nhất cho người lao động và có doanh số xuất khẩu đứng vào hàng lớn nhất cả nước. Từ trong đội ngũ công nhân, lao động dệt may, đã xuất hiện nhiều Anh hùng Lao động và Chiến sĩ Thi đua.
Xin hỏi: Trong các Anh hùng Lao động thuộc ngành Dệt May: Cù Thị Hậu, Đào Thị Hào, Vũ Thị Chất, đồng chí nào được bầu giữ cương vị lãnh đạo tổ chức Công đoàn Việt Nam trong nhiều năm liền?
A: Cù Thị Hậu
B: Đào Thị Hào
C: Vũ Thị Chất
Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Xin hỏi: Đoạn văn trên trong bài viết nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A: Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946
B: Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc năm 1948
C: Trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)
Câu 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Xin hỏi: Bác nói câu đó ở đâu, lúc nào?
A: Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ngày 11 tháng 6 năm 1948
B: Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ Nhất, ngày 01 tháng 5 năm 1952
C: Trong Lời kêu gọi nhân dân thủ đô, ngày 09 tháng 10 năm 1954, trước ngày tiếp quản thủ đô (10 tháng 10 năm 1954)
Câu 8: Mục tiêu tổ chức “Tháng Công nhân” nhằm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp quan tâm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xin hỏi: Ban Bí thư Trung ương Ðảng đồng ý lấy tháng 5 hằng năm là “Tháng Công nhân” từ năm nào?
A: Năm 2010
B: Năm 2011
C: Năm 2012
Câu 9: Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc là dịp ghi nhận, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước ở từng thời kỳ.
Xin hỏi: Danh hiệu vinh dự cao nhất được tôn vinh tại Đại hội thi đua yêu nước hiện nay là gì?
A: Công dân Việt Nam tiêu biểu
B: Anh hùng Lao động
C: Huân chương Chiến công hạng Nhất
Câu 10: “Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Xin hỏi: Câu nói nổi tiếng trên của nhân vật lịch sử nào?
A: Hai Bà Trưng
B: Bà Triệu – Triệu Thị Trinh
C: Bùi Thị Xuân
Câu 11: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” gồm những câu thơ:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định rõ ở sách trời
Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”!
Xin hỏi: Bài thơ trên được coi là áng văn gì và của ai?
A: Bài thơ được coi là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ
B: Bài thơ là áng văn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Vua Đinh Tiên Hoàng
C: Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, của danh tướng Lý Thường Kiệt
Câu 12: Phong trào thi đua yêu nước “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động năm 1989 ngày càng phát huy được vai trò, tiềm năng to lớn của nữ công nhân, viên chức, lao động.
Xin hỏi: Vai trò, tiềm năng đó của nữ công nhân, viên chức, lao động được phát huy trên các phương diện chủ yếu nào?
A: Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng gia đình no ấm – bình đẳng – tiến bộ – hạnh phúc
B: Trong lao động sản xuất, xây dựng, phát triển đất nước và hợp tác quốc tế
C: Trong xây dựng mô hình gia đình mới hiện đại, văn minh, chung thủy, nghĩa tình
Câu 13: Tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng lớn nhất cả nước được xây dựng và đặt tại Quảng Nam.
Xin hỏi: Nguyên mẫu tượng là ai, ở đâu?
A: Là Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ, quê ở thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
B: Là Mẹ Nguyễn Thị Suốt, quê ở thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
C: Là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Út (Út Tịch), quê ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Câu 14: Câu ca dao:
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây
Xin hỏi: Thành Cổ Loa do ai xây dựng?
A: Do Kinh Dương Vương xây dựng
B: Do An Dương Vương xây dựng
C: Do Lạc Long Quân xây dựng
Câu 15: Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi. Khẩu hiệu này đã nhanh chóng thổi lên ngọn lửa tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược của toàn thể nhân dân.
Xin hỏi: Ai là người hạ chiếu Cần vương?
A: Vua Hàm Nghi
B: Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa Vua Hàm Nghi
C: Tôn Thất Thuyết
Câu 16: Mai Hắc Đế (670 – 723), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường ở miền Bắc Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8, trong lịch sử Việt Nam, ông được xem như một vị anh hùng dân tộc.
Xin hỏi: Tên thật của Mai Hắc Đế?
A: Mai Thúc Loan
B: Mai An Tiêm
C: Mai Thúc Huy
Câu 17: Quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của một trận quyết chiến chiến lược trong kháng chiến chống Pháp.
Xin hỏi: Đó là trận đánh nào, do ai chỉ huy?
A: Trận đánh Đông Khê, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy
B: Trận Điện Biên Phủ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy
C: Chiến dịch đường số 6, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy
Câu 18: Câu ca “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”, cho thấy sự tôn kính của nhân dân đối với công lao lập quốc của các Vua Hùng.
Xin hỏi: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng nằm ở địa phương nào?
A: Tỉnh Phú Thọ
B: Tỉnh Tuyên Quang
C: Tỉnh Yên Bái
Câu 19: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam được tổ chức theo phương châm “Đổi mới – … – Đoàn kết – Phát triển”.
Xin hỏi: Chữ thứ hai của phương châm nói trên là gì?
A: Trí tuệ
B: Dân chủ
C: Kỷ cương
Câu 20: Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần đấu tranh quyết liệt của những người vô sản, “Kỷ luật và đồng tâm” đã viết nên những trang sử hào hùng của những người thợ…
Xin hỏi: Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của công nhân ngành nào?
A: Công nhân ngành Than
B: Công nhân ngành Cao su
C: Công nhân ngành Giao thông
Câu 21: Câu nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đã chỉ ra tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng.
Xin hỏi: Ai là tác giả câu nói trên và được nói lúc nào, ở đâu?
A: Phát biểu của Bác Hồ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất, ngày 24 tháng 11 năm 1946
B: Câu của đồng chí Trường Chinh trong “Đề cương văn hóa Việt Nam”, tháng 2 năm 1943
C: Trích tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh, năm 1947
Câu 22: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”, là nội dung chính một bức điện lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo chiến trường miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Xin hỏi: Bức điện trên được quán triệt như thế nào, tới đối tượng nào?
A: Truyền đạt tức khắc tới đảng viên, chiến sỹ
B: Truyền đạt tới các lực lượng trực tiếp trên tuyến đầu
C: Truyền đạt tới các lực lượng vũ trang, dân quân du kích và bộ đội địa phương
Câu 23: Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972 đánh thắng chiến dịch tập kích đường không quy mô lớn của Mỹ tại Hà Nội, các tỉnh, thành phố phía Bắc là một trong những chiến công hiển hách nhất của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ.
Xin hỏi: Cuộc chiến đấu đó còn được gọi là trận gì?
A: Trận quyết chiến chiến lược
B: Trận Oa – téc – lô của Việt Nam
C: Trận Điện Biên Phủ trên không
Câu 24: Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xin hỏi: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A: 54 ngày
B: 55 ngày
C: 56 ngày
Câu 25: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng từng có giai đoạn giữ chức vụ Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
Xin hỏi: Một giải thưởng của tổ chức Công đoàn mang tên đồng chí được trao cho đối tượng nào?
A: Trao cho cán bộ công đoàn các cấp có thành tích xuất sắc tiêu biểu, có nhiều sáng kiến, sáng tạo, giải pháp đổi mới trong hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh
B: Trao cho công nhân lao động có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong lao động sản xuất
C: Trao cho đoàn viên công đoàn có thành tích tiêu biểu, góp phần xây dựng, phát triển tổ chức và đoàn viên
Câu 26: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Công hội như sau: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.
Xin hỏi: Quan điểm trên của Bác được thể hiện trong tác phẩm gì, thời gian nào?
A: Tác phẩm “Yêu sách của nhân dân An Nam”, 1919
B: Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, 1925
C: Tác phẩm “Đường Kách mệnh”, 1927
Câu 27: Gần một thế kỷ qua, Công đoàn Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ và có đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Xin hỏi: Đại hội Công đoàn Việt Nam được tổ chức theo hình thức nào?
A: Đại hội toàn thể
B: Đại hội đại biểu
C: Đại biểu với công đoàn cơ sở và toàn thể với công đoàn cấp trên cơ sở
Câu 28: Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam …
Xin hỏi: Công đoàn Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào?
A: Ngày 25 tháng 7 năm 1926
B: Ngày 29 tháng 6 năm 1928
C: Ngày 28 tháng 7 năm 1929
Câu 29: Chiếu dời đô: “Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần thiên đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần thiên đô, không phải là theo ý riêng, mà là nghĩ đến muôn đời sau. Nhà Đinh và Lê không theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi này, trẫm rất đau lòng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực trời đất, có thế long, hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất cao mà sáng sủa, rõ là nơi phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi ấy là thắng địa, là kinh đô của muôn đời sau”.
Xin hỏi: Vị vua nào đã ban Chiếu dời đô?
A: Mai Hắc Đế
B: Lê Đại Hành
C: Lý Thái Tổ – Lý Công Uẩn
Câu 30: Nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng sông Bạch Đằng của Ông và sự chiến đấu dũng cảm của quân và dân người Việt, quá nửa quân Nam Hán chết đuối, tử trận. Đây là một chiến thắng quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam. Sau chiến thắng này, Ông lên ngôi vua, tái lập đất nước, Ông được xem là một vị “vua của các vua” trong lịch sử Việt Nam.
Xin hỏi: Ông là vị vua nào?
A: Ngô Quyền – Tiền Ngô Vương
B: Phùng Hưng
C: Trần Nhân Tông
Câu 31: Chương trình “01 triệu sáng kiến – Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức đã góp phần thiết thực phát huy tinh thần thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động.
Xin hỏi: Giai đoạn một của Chương trình, từ ngày 01/9/2021 đến 31/5/2022, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành, ngành nào có số sáng kiến tham gia cao nhất?
A: Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
B: Công đoàn Công thương Việt Nam
C: Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa
Câu 32: Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc.
Xin hỏi: Ông là vị vua nào?
A: Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh
B: Mai Hắc Đế
C: Lý Bí
Câu 33: Giải thưởng của tổ chức Công đoàn mang tên lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh ngày càng khẳng định uy tín trong phong trào thi đua yêu nước nói chung và trong đội ngũ công nhân, lao động nói riêng thuộc các thành phần kinh tế.
Xin hỏi: Công nhân lao động có thành tích xuất sắc trong phong trào nào sẽ được xét tặng giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh?
A: Phong trào Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
B: Phong trào Lao động giỏi, lao động sáng tạo
C: Phong trào Thi đua trên các công trình trọng điểm
Câu 34: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” là câu khích lệ của một danh tướng trước ba quân.
Xin hỏi: Câu nói trên của ai, được nói trong hoàn cảnh nào?
A: Câu nói của Trần Hưng Đạo trước trận quyết chiến chống quân Nguyên – Mông trên sông Bạch Đằng
B: Câu hiểu dụ của Quang Trung – Nguyễn Huệ trước khi tiến quân ra Thăng Long đánh đuổi quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789)
C: Câu nói của Quang Trung – Nguyễn Huệ trước trận quyết chiến chống quân Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút
Câu 35: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển từ tự phát đến tự giác và công lao chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Xin hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày, tháng, năm nào?
A: Ngày 03 tháng 02 năm 1930
B: Ngày 17 tháng 6 năm 1929
C: Ngày 01 tháng 03 năm 1930
Câu 36: Năm 1428, khi lên ngôi vua, Lê Lợi – Lê Thái Tổ từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh làm thủ đô, dựng lên hoàng triều Lê (sử Việt Nam hiện đại gọi là nhà Hậu Lê). Lê Lợi đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, mở mang trường học…
Xin hỏi: Tên tuổi của Lê Lợi gắn với cuộc khởi nghĩa nào?
A: Đinh Kiến
B: Dương Thanh
C: Lam Sơn
Câu 37: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần đi đã” là câu nói biểu tượng cho ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của một triều đại và cả dân tộc.
Xin hỏi: Câu nói đó của danh tướng nào và trong cuộc kháng chiến nào?
A: Câu nói của Trần Thủ Độ trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất
B: Câu nói của Trần Quốc Tuấn trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai
C: Câu nói của Trần Quang Khải trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba
Câu 38: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động” nhằm thiết thực chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, chủ động tham gia với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn ca đối với người lao động.
Xin hỏi: Nghị quyết được ban hành năm nào?
A: Năm 2014
B: Năm 2015
C: Năm 2016
Câu 39: Bài thơ chúc Tết của Bác Hồ:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc – Nam sum họp, xuân nào vui hơn!
Trong bài thơ, Bác đã tổng kết lại một cách ngắn gọn thành công của năm cũ và dự đoán đầy tin tưởng cho sự thắng lợi của một năm mới. Câu thơ như một lời tuyên ngôn chắc nịch, hùng hồn, như một lời động viên đầy phấn khích để toàn dân, toàn quân tiến lên và thể hiện mong ước không chỉ của Bác mà còn của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Xin hỏi: Bài thơ trên là bài thơ chúc Tết năm nào của Bác?
A: Tết Đinh Mùi năm 1967
B: Tết Mậu Thân năm 1968
C: Tết Kỷ Dậu năm 1969
Câu 40: Chương trình “Mái ấm Công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động đã và đang trở thành một hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách”, được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, các cấp công đoàn hưởng ứng tích cực, đã hỗ trợ hàng vạn gia đình CNVCLĐ nghèo, người nghèo, với số tiền hàng ngàn tỷ đồng, để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Xin hỏi: Chương trình được phát động ngày, tháng, năm nào?
A: Ngày 06/11/2004
B: Ngày 06/11/2005
C: Ngày 06/11/2006
Đề tự luận: Đề nghị bạn viết một đoạn văn ngắn nêu cảm tưởng, suy nghĩ của bạn, với tư cách là một công dân, một người lao động về lòng yêu nước và hành động thực tế của bạn để thể hiện lòng yêu nước? (bài viết không quá 1000 chữ)
Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm gắn bó sâu nặng, tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước của mỗi người ở trong cùng một quốc gia. Tình yêu này vô cùng lớn lao, là nguồn sức mạnh trong mỗi con người. Có tinh thần yêu nước mà chúng ta mới có sự tự tôn, từ hào dân tộc.
Tinh thần yêu nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta truyền từ ngàn xưa đến nay, tinh thần ấy đã được chứng minh rõ ràng trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của cha ông. Ở bất kỳ thời đại nào, khi Tổ quốc lâm nguy, toàn thể nhân dân đều đoàn kết một lòng, đứng lên đấu tranh giành độc lập, chủ quyền cho đất nước. Từ những cuộc khởi nghĩa chống lại ngàn năm đô hộ Bắc thuộc của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, từ các cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Mông – Nguyên xâm lược của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… đến hai cuộc kháng chiến gian nan, trường kỳ của dân tộc là cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ do Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lối. Từ trẻ nhỏ đến cụ già, từ tầng lớp công – nông đến trí thức, tiểu tư sản, không phân biệt vùng miền, tín ngưỡng, tôn giáo, đều chung một lòng nồng nàn yêu nước.
Biểu hiện của lòng yêu nước còn thông qua những hành động cụ thể, minh chứng rõ nét qua những trang vàng lịch sử, với bao tấm gương chiến sĩ anh hùng, nguyện xả thân vì đất nước. Đó là hình ảnh người con gái Võ Thị Sáu tuổi chưa đến đôi mươi, bất khuất trước họng súng quân giặc; bác sĩ Đặng Thùy Trâm, một thầy thuốc với phẩm chất anh hùng cách mạng và người chiến sĩ cộng sản; đồng chí Lý Tự Trọng – đoàn viên đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hy sinh ở tuổi 17 với câu nói truyền cảm hứng cho bao thế hệ thanh niên Việt Nam là “con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”; liệt sỹ Cù Chính Lan – một trong bảy cá nhân đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam… Những con người thời đại ấy đã tạo nên trang sử vàng hào hùng của dân tộc, minh chứng rõ nét nhất cho lòng yêu nước kiên cường, bất khuất “như gang như thép” của con người Việt Nam, khiến cả thế giới phải nể phục.
Thời đại ngày nay, đất nước đã hòa bình, nhưng tinh thần yêu nước vẫn không hề phai nhạt, mà nó được thể hiện ở khía cạnh, sắc màu khác. Ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân để nhận định vai trò của mình đối với sự nghiệp kiến thiết đất nước vẫn luôn được giương cao. Chẳng hạn, nông dân đẩy mạnh sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và sản lượng mùa vụ; công nhân thi đua lao động sản xuất; giáo viên – học sinh tích cực thi đua dạy tốt học tốt; các chiến sỹ vững tay súng bảo vệ đất nước nơi biên giới, hải đảo… Mọi người dân Việt Nam đều đang góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa Việt Nam tiến xa hơn, nâng vị thế của chúng ta trên trường quốc tế, đưa đất nước 4000 năm lịch sử ngày càng trẻ hơn, hiện đại hơn, văn minh hơn.
Là một người lao động tiên tiến sống trong thời bình, hưởng thành quả được sống trong bình yên từ các cuộc đấu tranh của cha ông, tôi cho rằng mỗi một công dân đều phải có những lý tưởng, hành động thiết thực để thể hiện lòng yêu nước của mình, hướng đến xây dựng đất nước giàu mạnh, hiện đại, văn minh, xứng tầm với năm châu bốn biển. Chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha anh. Cụ thể như:
- Kiên định với mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.
- Chủ động học tập, làm việc và rèn luyện bản thân, luôn đặt cho bản thân mục tiêu cao hơn để phấn đấu vượt qua, trở thành một công dân tiên tiến, có ích cho xã hội.
- Trau dồi phẩm chất, đạo đức, cống hiến vì tập thể, chống lại chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, chỉ làm lợi cho mình.
- Tiếp thu nền văn hóa từ các nước trong thời kỳ hội nhập có chọn lọc, bản chất vẫn phải gìn giữ, bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Hăng say lao động, sản xuất. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia đình mà đó còn là nền tảng cơ bản kiến thiết xã hội, đưa nên kinh tế của đất nước phát triển bền vững, không phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.
- Kiên quyết chống lại chủ nghĩa xét lại, những âm mưu chống phá của thế lực thù địch. Có cách nhìn trực diện, khách quan các vấn đề xã hội, không để luận điệu xuyên tạc của kẻ thù làm lung lay ý chí, lu mờ bản chất cách mạng của người lao động Việt Nam.
Còn rất rất nhiều việc làm nữa mà chúng ta còn phải thực hiện để xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, hội nhập. Nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng, tinh thần yêu nước là thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Lòng yêu nước ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.