Bạn đang xem bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023 Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023 – Tuần 4 giúp các bạn tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi. Cuộc thi được tổ chức trong 6 tuần, bắt đầu từ ngày 10/7/2023.
Mỗi tuần thi có 10 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi tài khoản được đăng nhập tối đa 3 lần để làm bài thi. Cuộc thi đã chính thức được phát động đến đông đảo phụ nữ Việt Nam từ đủ 18 tuổi, đang sinh sống ở trong nước và nước ngoài. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Downlaod.vn:
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình – Tuần 4
1. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2022. Luật có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?
A. Từ 01/07/2023
B. Từ 01/08/2023
C. Từ 01/06/2023
Giải thích: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có hiệu lực từ 01/7/2023
2. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phòng, chống bạo lực đình là:
“Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình” được quy định tại điều khoản nào trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
A. Khoản 4, Điều 53
B. Khoản 2, Điều 53
C. Khoản 3, Điều 53
Giải thích: Theo quy định tại khoản 3, Điều 53, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
3. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định người bị bạo lực gia đình có những quyền gì?
A. Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản
B. Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình
C. Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
D. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật
E. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
F. Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình
G. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình
H. Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này
I. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 9, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
4. Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022: Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình là “Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối; Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác” đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
5. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định nội dung tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung gì?
A. Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình
B. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
C. Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
6. Quy định việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình: “Người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyền cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” được quy định tại điều nào của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
A. Điều 21
B. Điều 20
C. Điều 22
Giải thích: Theo quy định tại Điều 21, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
7. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022: “Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình” được quy định như thế nào?
A. Người có mặt tại nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình theo khả năng của mình và tính chất của hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình
B. Người có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình được áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để chấm dứt hành vi bạo lực gia đình
C. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Giải thích: Theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
8. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình: Tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, chăm sóc, điều trị người bệnh là người bị bạo lực gia đình; Cung cấp thông tin về tình trạng tổn hại sức khỏe của người bị bạo lực gia đình theo đề nghị của người đó hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền” đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 29, Luật Phòng, phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
9. Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình quy định như thế nào?
A. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
B. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
C. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó
Giải thích: Theo quy định tại Điều 41 Luật Phòng, phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
10. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được quy định cụ thể tại Điều nào của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
A. Điều 51
B. Điều 52
C. Điều 53
Giải thích: Theo quy định tại Điều 52 Luật Phòng, phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình – Tuần 3
1. Hành vi “Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm” có bị coi là hành vi bạo lực gia đình không?
A. Không
B. Có
Giải thích: Hành vi này được quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 3, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.
2. “Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm” là một trong những nguyên tắc về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Giải thích: K1 Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
3. Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022: “Bạo lực gia đình là hành vi vô ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Giải thích: Theo khoản 1 điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
4. Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022: “Người bị bạo lực gia đình được bố trí nơi tạm lánh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện hỗ trợ; được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội” đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Giải thích: Theo quy định tại điều 28, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
5. Quy định “Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho người thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở” được quy định tại điều khoản nào trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
A. Khoản 3, Điều 16
B. Khoản 2, Điều 16
Giải thích: Theo quy định tại khoản 3 điều 16, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
6. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định như thế nào?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyền cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình
C. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Giải thích: Theo quy định tại Điều 21, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
7. Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp nào sau đây theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
C. Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình
Giải thích: Theo quy định tại Điều 32, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
8. Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022: “Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ờ khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác; Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng” đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 33, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
9. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định bảo vệ người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và người bảo tin, tố giác về bạo lực gia đình như thế nào?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo vệ người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình
B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tin báo, tổ giác hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người báo tin, tố giác
C. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Giải thích: Theo quy định tại Điều 34, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
10. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phòng, chống bạo lực đình là: “Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình” được quy định tại điều khoản nào trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
A. Khoản 3, Điều 52
B. Khoản 3, Điều 53
Giải thích: Theo quy định tại khoản 3, Điều 53, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023 Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.