Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 GDCD 7 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn tập, cấu trúc kèm theo các dạng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi minh họa.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.
I. Giới hạn nội dung kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7
- Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
- Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
II. Câu hỏi ôn tập giữa kì 1 GDCD 7
Câu 1. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:
A. chăm chỉ.
B. chây lười, ỷ lại.
C. khiêm tốn.
D. tự tỉ.
Câu 2. Học tập tự giác, tích cực là:
A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.
Câu 3. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây?
A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.
Câu 4. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Có thêm nhiều kiến thức.
B. Đạt kết quả cao trong học tập.
C. Sự vất vả.
D. Sự xa lánh của bạn bè.
Câu 5: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
Câu 6: Tự giác học tập là
A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.
B. học trên lớp, về nhà không cần học.
C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.
D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.
Câu 7: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là
A. có bài tập khó thì chép sách giải.
B. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
C. chơi nhiều hơn học.
D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi.
Câu 8: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
Câu 9: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?
A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.
B. Yêu thương con người.
C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
D. Khoan dung.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.
Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.
Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh.
Câu 13: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực?
A. N đên giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học.
B. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài.
C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi.
D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập.
Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu 15: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của học tập tự giác tích cực?
A. Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
D. Thức dậy sớm, tập thể dục đúng giờ.
Câu 16. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cầm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 17. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cầm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Ganh ghét, để kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 19. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Chị ngã em nâng.
B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Nhường cơm, sẻ áo.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
Câu 20. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 21. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
Câu 22: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến
A. mọi người và sự việc xung quanh.
B. những vấn đề thời sự của xã hội.
C. những người thân trong gia đình.
D. một số người thân thiết của bản thân.
Câu 23: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo
A. khả năng của mình.
B. nhu cầu của mình.
C. mong muốn của mình.
D. nguyện vọng của mình.
Câu 24: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?
A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.
D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
Câu 25: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Đồng cảm.
D. Thấu hiểu.
Câu 26: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Chia sẻ.
B. Cảm thông.
C. Đồng cảm.
D. Quan tâm.
III. Đề thi minh họa giữa kì 1 GDCD 7
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
Câu 2. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
Câu 3. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 4: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.
C. Đứng xem quá trình đập phá.
D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.
Câu 5: Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 6: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 7: Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Gen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.
Câu 10. Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập?
A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp.
B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ.
C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay.
D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định.
Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập?
A. Dễ làm khó bỏ
B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
C. Học học nữa, học mãi.
D. Cái khó bó cái khôn.
Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra
Phần II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2 (3 điểm):)
H và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. H bị ốm và phải nghỉ học nhiều ngày. Để giúp đỡ H, buổi chiều N thường sang nhà đưa vở cho H chép bài và giải thích những chỗ khó hiểu cho bạn. M cùng lớp thấy vậy cho rằng N làm vậy là không đúng, vì học là nhiệm vụ của học sinh nên H phải tự học tập để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao.
1, Em nhận xét gì về việc làm của N? Theo em ý kiến của M như vậy có đúng không? Tại sao?
2. Liên hệ những việc làm của bản thân em thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh em?
3. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa câu “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”?
Câu 3 (1 điểm): Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:”Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”.
Em có nhận xét gì về lời nói của H? Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
Đáp án đề minh họa giữa kì 1 GDCD 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đ/A |
C |
A |
B |
D |
A |
B |
C |
A |
D |
D |
C |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) |
Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình. Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,.. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. |
3,0 điểm |
Câu 3 (3,0 điểm) |
a, Theo em việc của N rất là đúng vì nếu bạn H ốm thì không thể ghi bài và không thể đến lớp , cho lên bạn N đã ghi đầy đủ bài vở rồi mang về cho bạn chép và giảng cho bạn . – Theo em , ý kiến của bạn M là sai vì thấy bạn bị ốm phải giúp đỡ bạn để bạn theo kịp bài học. b, Học sinh tự liên hệ bản than về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. c, HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích. (Tuỳ từng mức độ vận dụng của Hs để cho điểm) |
3,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) |
– Không đổng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập. – Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần. |
1,0 điểm |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 GDCD 7 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.