Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 11 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 Sử 11 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sử 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng bài tập ôn luyện.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 11 Cánh diều.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều
I.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ vào cuối thế kỉ XVIII dựa trên tiền đề kinh tế như thế nào?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ bị kìm hãm bởi chế độ cai trị của thực dân Anh.
B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Phong trào “rào đất cướp ruộng” của quý tộc đã đẩy nông dân vào tình cảnh khổ cực.
D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII?
A. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến chuyên chế.
C. Nông nghiệp lạc hậu: năng suất cây trồng thấp; diện tích đất bỏ hoang nhiều,…
D. Phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ khiến 3 triệu nông dân mất đất.
Câu 3. Tiền đề chính trị của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là gì?
A. Nhà nước phong kiến do vua Sác-lơ I đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
C. Vua Sác-lơ I công khai ủng hộ các tín đồ Thanh giáo, gây bất mãn cho Giáo hội Anh.
D. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.
Câu 4. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Tăng lữ Giáo hội.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Bình dân thành thị.
Câu 5. Tiền đề về xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là: mâu thuẫn giữa
A. quần chúng nhân dân với nhà nước quân chủ lập hiến.
B. đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.
C. nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
D. giai cấp tư sản, quý tộc mới với giai cấp vô sản, nông dân.
Câu 6. Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là
A. Ph.Vôn-te.
B. A.Xmit.
C. Ph.Ăng-ghen.
D. C.Xanh-xi-mông.
Câu 7. Những quan điểm tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) đã
A. bảo vệ tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa.
B. dọn đường cho cách mạng vô sản bùng nổ.
C. củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
D. tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
B. Thống nhất thị trường dân tộc.
C. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.
D. Hình thành quốc gia dân tộc.
Câu 9. Sự kiện nào dưới đây phản ánh về thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Rô-bốt Xô-phi-a được cấp quyền công dân (2017).
B. Phong trào “99 chống lại 1” bùng nổ ở Mỹ (2011).
C. Khủng hoảng thừa (1929 – 1933).
D. Khủng hoảng hoa Tulip (1637).
Câu 10. Phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước tư bản đã cho thấy chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
A. Gia tăng tình trạng chênh lệch giàu – nghèo và bất bình đẳng xã hội.
B. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
C. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
B. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
C. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Khoảng cách giàu – nghèo được thu hẹp, các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
B. Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ.
C. Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh tế và hệ thống pháp chế hoàn chỉnh.
D. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiêp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
Câu 13. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 14. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính là một trong những đặc trưng của
A. chủ nghĩa đế quốc.
B. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
D. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 11 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 Sử 11 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.