Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 Văn 6 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các dạng câu hỏi trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 6giữa học kì 1, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024:
A. Phần văn bản
1. Truyện và truyện đồng thoại
– Khái niệm:
- Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
- Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.
– Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
– Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
- Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.
– Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
– Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
2. Thơ
Một số đặc điểm của thơ:
– Được sáng tác theo tể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:
- Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng)
- Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 5 tiếng
– Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)
– Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống
– Các yếu tố trong thơ:
- Yếu tố tự sự (kể lại 1 sự việc, câu chuyện)
- Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng)
→ Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tinh cảm, cảm xúc
3. Miêu tả nhân vật trong truyện kể
– Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục…
– Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh
– Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại
– Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật
4. Văn bản
– Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã học
– Các văn bản đã học: Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn, Bắt nạt, Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, Cô bé bán diêm, Gió lạnh đầu mùa, Con chào mào.
B. Phần thực hành tiếng Việt
1. Từ đơn và từ phức
– Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng
– Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại:
- Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
- Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần)
2. Ẩn dụ
Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
– Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.
– Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động tù:
- Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho danh từ
- Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho động từ
- Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho tính từ
C. Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6
Đề ôn tập 1
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mức độ /Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Văn học 1. Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên |
Nhận biết về tên tác phẩm, tác giả |
– Hiểu nội dung đoạn trích – Rút ra được bài học cho bản thân |
|||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 |
Số câu: 2 Số điểm: 2 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 3 Số điểm: 2,5 tỉ lệ%: 25% |
2. Tiếng Việt So sánh |
– Chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh. |
Xác định được kiểu so sánh. Tác dụng của phép so sánh. |
|||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 0,5 Số điểm: 0,5 |
Số câu: 1,5 Số điểm: 1,5 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 2 Số điểm: 2 tỉ lệ% 20% |
3. Tập làm văn. – Ngôi kể trong văn tự sự – Phương pháp kể chuyện |
Ngôi kể trong văn bản tự sự. |
Lí giải về ngôi kể. |
Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân. |
||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1/2 Số điểm: 0,25 |
Số câu: 1/4 Số điểm: 0,25 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 1 Số điểm: 5,0 |
Số câu: 2 Số điểm: 5,5 tỉ lệ% : 55% |
– Tổng số câu: – Tổng số điểm: – Tỉ lệ% |
Số câu: 2,5 Số điểm: 2,25 Tỉ lệ : 22,5% |
Số câu: 3,5 Số điểm: 2,75 Tỉ lệ 27,5% |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% |
Số câu: 7 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 100% |
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
PHÒNG GD&ĐT ………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2023 – 2024 |
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU(5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
(Ngữ văn 6- Tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?
PHẦN II: VIẾT(5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm |
||
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên” Tác giả Tô Hoài |
0,25 0,25 |
Câu 2 |
Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. Người kể xưng tôi kể chuyện |
0,25 0,25 |
Câu 3 |
Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: – Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. ->So sánh ngang bằng. – Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. ->So sánh ngang bằng. |
0,25 0,5 0,25 0,5 |
Câu 4 |
Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
0,5 |
Câu 5 |
Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật. |
1,0 |
Câu 6 |
Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì. |
1,0 |
II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm |
||
Mở bài |
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. |
0,5 |
Thân bài |
– Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. – Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). |
1,0 1,0 1,0 |
Kết bài |
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
0,5 |
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm |
||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. |
0,25 |
|
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. |
0,5 |
|
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết. |
0,25 |
Đề ôn tập 2
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
(Ngữ văn 6 – Tập 1)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 3 (1,5 điểm): Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
Câu 4 (0,5 điểm): Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5 (1 điểm): Cho biết nội dung của đoạn trích trên?
Câu 6 (1 điểm): Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?
Phần 2: Tập làm văn (5 điểm)
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích được trích trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Tác giả Tô Hoài.
Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. Người kể xưng tôi kể chuyện
Câu 3 (1,5 điểm):
Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
→ So sánh ngang bằng.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
→ So sánh ngang bằng.
Câu 4 (0,5 điểm): Tác dụng của phép so sánh: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn.
Câu 5 (1 điểm): Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.
Câu 6 (1 điểm): Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì.
Phần 2: Tập làm văn (5 điểm)
a. Hình thức:
– Đảm bảo bố cục 3 phần.
– Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
– Kể theo ngôi thứ nhất.
b. Nội dung:
– Mở bài: Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
– Thân bài:
+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
+ Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
– Kết bài:
+ Cảm nghĩ của người viết.
+ Rút ra ý nghĩa của trải nghiệm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 Văn 6 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.