Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 GDCD 7 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn lý thuyết và các dạng câu hỏi trọng tâm kèm theo.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức
PHÒNG GD&ĐT QUẬN…… |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II |
I. Phạm vi ôn thi giữa kì 2 GDCD 7
- Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường
- Bài 8: Quản lý tiền
II. Câu hỏi ôn thi giữa kì 2 GDCD 7
Câu 1. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Đánh đập con cái thậm tệ.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Phê bình học sinh trên lớp.
D. Phân biệt đổi xử giữa các con.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?
A. Do thiếu thốn tình cảm.
B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.
C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.
Câu 3. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường.
B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực cộng đồng.
D. Bạo lực xã hội.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?
A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
D. Sự trầm cảm của nạn nhân.
Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
B. Giáo viên lãng mạ học sinh trên lớp.
C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng.
D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.
Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?
A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.
C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.
D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.
Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.
B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.
C. Giữ kín chuyện để không ai biết.
D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.
Câu 8: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do
A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. sự thiếu hụt kĩ năng sống.
C. mong muốn thể hiện bản thân.
D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 9: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do
A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.
C. thiếu sự giáo dục của gia đình.
D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.
B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn.
C. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
D. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học.
Câu 11: “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bạo hành trẻ em.
B. Bạo lực học đường.
C. Bạo lực gia đình.
D. Tệ nạn xã hội.
Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.
Câu 13: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.
B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.
C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.
D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
Câu 14: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là
A. đánh đập.
B. quan tâm.
C. sẻ chia.
D. cảm thông.
Câu 15: Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong GDCD bản pháp luật nào dưới đây?
A. Bộ luật hình sự năm 2015.
B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
C. Bộ luật lao động năm 2020.
D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
Câu 16: Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
D. Tất cả các quyền trên.
Câu 17: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
Câu 18. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về bạo lực học đường?
A. Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.
B. Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường.
C. Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.
D. Người có hành vi gây bạo lực sẽ có thể chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.
Câu 19. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?
A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H.
B. K lấy kính của L và dẫm nát kính của L.
C. T lấy bút của H để dùng khi chưa hỏi ý kiến của H.
D. A trong giờ kiểm tra lén nhìn bài của B.
Câu 20. Trên đường đi học về, T thấy bạn cùng lớp mình đang bị một nhóm học sinh trường khác chặn đường để lấy tiền. Nếu em là T, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì?
A. Đi qua coi như chưa thấy chuyện gì xảy ra.
B. Cùng nhóm bạn trường khác tham gia vào trấn lột tài sản của bạn.
C. Rút điện thoại ra và quay live stream đăng lên mạng xã hội.
D. Tìm sự giúp đỡ của những người đi đường gần đó ngăn chặn nhóm học sinh trường khác.
Câu 21. Quản lí tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho:
A. cân đối và tằn tiện.
B. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
C. cân đối và phù hợp.
D. hiệu quả và tiết kiệm.
Câu 22. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là:
A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
Câu 23. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm:
A. Quản lí tiền.
B. Tiết kiệm tiền.
C. Chỉ tiêu tiền.
D. Phung phí tiền.
Câu 24. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức:
A. trách nhiệm.
B. tự lập.
C. thông cảm.
D. chia sẻ.
Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?
A. Chi tiêu hợp lí.
B. Tiết kiệm thường xuyên.
C. Tăng nguồn thu nhập.
D. Mua nhiều đồ xa xỉ.
Câu 27. Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?
A. Thu gom phế liệu.
B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. Làm tài xế xe ôm GDCD.
D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.
Câu 28. Quản lý tiền hiệu quả là
A. biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
B. dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ.
C. hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu.
D. tiêu hết số tiền mà mình đang có.
Câu 29. Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta
A. tăng thu nhập hàng tháng.
B. nâng cao đời sống vật chất.
C. chủ động chi tiêu hợp lí.
D. nâng cao đời sống tinh thần.
Câu 30. Để quản lí tiền có hiệu quả, cần
A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.
Câu 31. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.
B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
D. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
Câu 32. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?
A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
B. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
C. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
D. Cân bằng tài chính hiện tại.
Câu 33. Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?
A. Vay bạn bè xung quanh để mua.
B. Nói dối bố mẹ xin tiền hoc.
C. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
D. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.
Câu 34. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến được gọi là
A. kế hoạch chi tiêu.
B. chi tiêu tiền hợp lí.
C. quản lý tiền hiệu quả.
D. tiết kiệm tiền hiệu quả.
Câu 35. Chủ thể nào dưới đây chi tiêu hợp lí?
A. Chị N thường vay tiền của bạn bè để mua sắm.
B. Anh M dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ.
C. Chị V có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.
D. Anh K quy định mỗi tháng để ra một khoản tiền tiết kiệm.
Câu 36. Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Chỉ những người nghèo mới cần quản lí tiền.
B. Để tạo nguồn thu nhập, chúng ta cần làm việc.
C. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
D. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
Câu 37. T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?
A. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có..
Câu 38. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm
A. tăng hiệu quả sử dụng tiền.
B. giảm tối đa mức độ chi tiêu.
C. nâng cao chất lượng hàng hóa.
D. đạt được mục tiêu như dự kiến.
Câu 39. Chủ thể nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?
A. S dùng tiền ăn sáng để đi chơi game.
B. Anh Q đầu tư vốn vào bất động sản.
C. Anh T kêu gọi vốn để kinh doanh.
D. X dùng số tiền tiết kiệm để mua xe đạp.
Câu 40. Quản lý tiền hiệu quả sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. cân bằng tài chính hiện tại.
B. tăng thu nhập hàng tháng.
C. nâng cao đời sống vật chất.
D. nâng cao đời sống tinh thần.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 GDCD 7 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.