Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 2 Tin 10 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Tin học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo.
Đề cương ôn tập Tin học 10 Chân trời sáng tạo giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Tin học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 10 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Trong Python, đối với cấu trúc if-else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2> được thực hiện khi:
A. Điều kiện sai.
B. Điều kiện đúng.
C. Điều kiện bằng 0.
D. Điều kiện khác 0.
Câu 2. Cho đoạn chương trình sau:
x=10
y=3
d=0
if x%y==0:
d=x//y
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là:
A. 3
B. 1
C. 0
D. Không xác định
Câu 3. Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng:
A. if <điều kiện>
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>
B. if <điều kiện>:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>
C. <điều kiện>:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>
D. if <điều kiện>:
Câu 4. Cho đoạn chương trình
a=5
b=7
X = (a<b or a<0) and (b<0)
Giá trị của X là
A. True
B. False
C. True hoặc False
D. Chương trình báo lỗi.
Câu 5. Cho đoạn lệnh sau:
x=20
if x%2==0:
x=x+10
else:
x=x-10;
Sau khi thực hiện đoạn chương trình x nhận giá trị bao nhiêu?
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
Câu 6. Để kiểm tra số nguyên n là số chẵn hay lẻ ta sử dụng điều kiện nào?
A. n//2=0
B. n%2=0
C. n//2==0
D. n%2==0
Câu 7. Cho biểu thức logic x and y. Biểu thức nhận giá trị True khi nào?
A. Cả x và y đều nhận giá trị True.
B. x nhận giá trị True, y nhận giá trị False.
C. x nhận giá trị False, y nhận giá trị True.
D. Cả x và y đều nhận giá trị False.
Câu 8. Hoạt động nào là chưa biết trước số lần lặp trong các hoạt động sau:
A. Tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100.
B. Mỗi ngày tập thể dục 2 lần.
C. Làm 1000 bưu thiếp.
D. Lấy ca múc nước đổ vào thùng cho đến khi đầy thùng nước.
Câu 9. Cho đoạn chương trình sau:
a=6
s=0
while (a>0):
s=s+a
a=a-1
Giá trị của s khi thực hiện đoạn chương trình trên bằng bao nhiêu?
A. 5
B. 20
C. 6
D. 21
Câu 10. Câu lệnh sau cho kết quả là gì?
for i in range(6):
print(i,end=” ”)
A. 1 2 3 4 5
B. 0123456
C. 0 1 2 3 4 5
D. 12345
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dùng câu lệnh while ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước.
B. Dùng câu lệnh for ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.
C. Trong Python có 2 dạng lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
D. Câu lệnh thể hiện lặp với số lần không biết trước phải sử dụng một biểu thức logic làm điều kiện lặp.
Câu 12. Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
t=0
for i in range(1,m):
if (i %3 ==0) and (i %5 ==0):
t= t + i
A. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến m -1
B. Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến m – 1
C. Tính tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến m – 1
D. Tính tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến m – 1
Câu 13. Kết quả của đoạn chương trình sau:
for x in range(3, 10, 2):
print(x)
A. In ra màn hình các số lẻ từ 3 đến 10
B. In ra màn hình các số chẵn từ 3 đến 10
C. In ra màn hình các số từ 3 đến 10
D. In ra màn hình các số từ 0 đến 10
Câu 14. Hàm range(101, 1, -1) sẽ tạo ra:
A. một dãy số từ 101 về 1
B. một dãy số từ 100 về -1
C. một dãy số từ 100 về 2
D. một dãy số từ 101 về 2
Câu 15. Cho các câu sau, số câu đúng là:
1) Sử dụng chương trình con sẽ làm chương trình dễ hiểu, dễ tìm lỗi hơn.
2) Hàm chỉ được gọi một lần duy nhất ở chương trình chính.
3) Hàm luôn trả một giá trị qua tên của hàm.
4) Python chỉ cho phép chương trình gọi một hàm xây dựng sẵn trong các thư viện của Python.
5) Khai báo hàm trong Python luôn có danh sách tham số.
A. 1.
B. 2
C. 3.
D. 4.
Câu 16. Hàm gcd(x,y) trả về:
A. Bội chung nhỏ nhất của x và y.
B. Căn bậc hai của x và y.
C. Ước chung lớn nhất của x và y.
D. Trị tuyệt đối của x và y.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chương trình con?
A. Giúp việc lập trình trở lên dễ dàng hơn.
B. Tránh được việc phải viết đi viết lại cùng một dãy lệnh.
C. Chương trình dễ hiểu, dễ đọc.
D. Khó phát hiện lỗi.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tên hàm do người lập trình đặt không cần theo quy tắc.
B. Chương trình con là một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
C. Muốn xây dựng hàm trả về giá trị xử lí, cần kết thúc hàm bằng câu lệnh return cùng với biểu thức hay biến chứa giá trị trả về.
D. Các lệnh mô tả hàm phải viết lùi vào theo quy định của Python.
Câu 19. Cho biết kết quả hiển thị ra màn hình sau khi thực hiện đoạn chương trình sau?
A. 100
B. 101
C. 102
D. 99
Câu 20. Kết quả của chương trình sau là:
def PhepNhan(Number):
return Number * 10;
print(PhepNhan(5))
A. 5.
B. 10.
C. Chương trình bị lỗi.
D. 50.
Câu 21. Từ khóa dùng để khai báo hàm trong Python là?
A. def
B. procedure
C. return
D. function
Câu 22. Hàm y.cout(x) cho biết:
A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y.
B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y.
C. Cho biết số kí tự của xâu x+y
D. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
Câu 23. Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 24. Hàm y.raplace(x1,x2) có nghĩa là:
A. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x2 của y bằng xâu x1.
B. Tạo xâu mới bằng cách ghép xâu x1 và xâu x2.
C. Thay thế xâu x1 bằng xâu x1+x2.
D. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2.
Câu 25. Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
B. Xâu s1 bằng xâu s2.
C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.
Câu 26. Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[1:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. abc
B. bcde
C. bcd
D. cde
Câu 27. Để thay thế từ hoặc cụm từ bằng từ hoặc cụm từ khác, ta sử dụng hàm nào?
A. find()
B. len()
C. replace()
D. remove()
Câu 28. Cho biết chương trình sau thực hiện công việc gì?
A. Thay thế xâu “anh” bằng xâu “em”
B. Thay thế xâu “em” bằng xâu “anh”
C. Tìm vị trí xâu “anh”
D. Tìm vị trí xâu “em”
Câu 29. Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị là gì?
A. def < tên hàm >([tham số]):
return < dãy giá trị trả về >
B. def< tên hàm > ([tham số]):
< dãy các lệnh >
C. def < tên hàm >([tham số]):
< khối lệnh >
return < dãy giá trị trả về >
D. def < tên hàm >: [< khối lệnh >]
return < dãy giá trị trả về >
Câu 30. Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?
A. 0
B. 1
C. 2
D. Không hạn chế
Câu 31. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?
A. Tham số
B. Hiệu số
C. Đối số
D. Hàm số
Câu 32 Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?
>>> def f(x, y):
z = x + y
return x*y*z
>>> f(1, 4)
A. 10
B. 18
C. 20
D. 30
Câu 33. Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 34 Phát biểu nào bị sai?
A. Một hàm khi khai báo có một tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số.
B. Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm.
C. Tham số và đối số có một số điểm khác nhau.
D. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. In ra tổng các số chia hết cho 3 hoặc chia hết cho 5
Với n nhập từ bàn phím, viết chương trình đưa ra màn hình tổng các số tự nhiên nhỏ hơn n và chia hết cho 3 hoặc chia hết cho 5.
Câu 2. Em hãy dự đoán kết quả đưa ra màn hình sau mỗi câu lệnh xuất dữ liệu print() trong chương trình ở hình sau:
Câu 3. Chương trình ở hình sau xây dựng một hàm tính diện tích một tam giác bằng công thức Heron theo ba cạnh của tam giác. Em hãy hoàn thiện chương trình bằng lời gọi hàm thích hợp để đưa ra màn hình kết quả tính diện tích của tam giác có ba cạnh là 3, 4, 5.
Câu 4 Cho A là một danh sách gồm các số nguyên. Em hãy viết các câu lệnh tạo và in ra danh sách B chỉ gồm các số chẵn có trong A.
Câu 5. Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.
Câu 6. Hai số tự nhiên m, n được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu UCLN(m, n) = 1.
Viết chương trình thực hiện công việc sau:
Nhập từ bàn phím số tự nhiên n và đếm số các số nguyên tố cùng nhau với n tính trong khoảng từ 1 đến n.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 2 Tin 10 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.