Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 GDCD 7 năm 2022 – 2023 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao.
Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo bao gồm 10 trang tổng hợp kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm trong tâm theo từng chủ đề rất chi tiết cụ thể. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 GDCD 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo.
Đề cương cuối kì 1 GDCD 7 sách Chân trời sáng tạo
I. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 GDCD 7
- Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
- Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
- Bài 4: Giữ chữ tín
- Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
- Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng
II. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 GDCD 7
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/chủ đề/bài |
Mức độ đánh giá |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Nội dung 1: Giữ chữ tín |
4 câu |
2 câu |
1 câu (2đ) |
1 câu |
1 câu (2đ) |
1 câu |
||
Nội dung 2: Bảo tồn di sản văn hóa |
4 câu |
1 câu |
2 câu |
1 câu |
||||||
2 |
Giáo dục kĩ năng sống |
Nội dung 3: Ứng phó với tâm lí căng thẳng |
4 câu |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
||||
Tổng câu |
12 |
0 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
0 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
III. Một số câu hỏi ôn tập cuối kì 1 GDCD 7
Câu 1: Quan tâm là gì?
A. Là thường xuyên để ý tiểu tiết.
B. Là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.
D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình.
Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?
A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.
Câu 3: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 4: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến
A. Mọi người và sự việc xung quanh.
B. Những vấn đề thời sự của xã hội.
C. Những người thân trong gia đình.
D. Một số người thân thiết của bản thân.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?
A. Chỉ khi giàu có mới cần chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp mọi người gắn kết với nhau.
C. Chỉ chia sẻ với người mình thích.
D. Người biết chia sẻ sẽ bị người khác bắt nạt.
Câu 6: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau ?
A. Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Chị ngã em nâng.
B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Nhường cơm, sẻ áo.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
Câu 8: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Đồng cảm.
D. Thấu hiểu.
Câu 9: Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
A. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử.
B. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
C. Nấu cơm, dọn dẹp nhà của giúp cha mẹ.
D. Xua đuổi người ăn xin.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
B. Bắt nạt bạn bè.
C. Chửi mắng, coi thường người vô gia cư.
D. Phá hoại của công.
Câu 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống hiếu thảo.
C. Truyền thống.
D. Truyền thống cần cù lao động.
Câu 12: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
D. Làm xấu hình ảnh quê hương.
Câu 13: Truyền thống là
A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.
C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… chỉ truyền qua 1 thế hệ.
Câu 14: Ý nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Bảo tồn nét đẹp văn hóa cho thế hệ đời sau biết đến.
B. Làm rạng danh quê hương
C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
D. Có thêm tiền tiết kiệm.
Câu 15: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Làm xấu hình ảnh quê hương.
B. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
C. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
D. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
Câu 16: Em hãy cho biết câu ca dao, tục ngữ dưới đây xuất phát từ truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Ðể anh trấn thủ nước non Cao Bằng.”
A. Truyền thống cần cù lao động.
B. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
C. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 17: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?
A. Tương thân, tương ái.
B. Dũng cảm.
C. Cần cù lao động.
D. Hiếu học.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?
A. Nhân ái.
B. Tảo hôn.
C. Hiếu học.
D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 19: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tính siêng năng, cần cù của dân tộc Việt Nam?
A. Thua keo này bày keo khác.
B. Lửa thử vàng gian nan thử sức.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con.
Câu 20: Đại dịch Covid – 19 vừa mới qua đi, bão lũ lại dồn đến đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung. Đồng bào và các tổ chức trên khắp cả nước đã vận động vật chất, của cải để trao những món quà nghĩa tình tới người dân vùng lũ, cứu trợ đồng bào vượt qua khó khăn hiện tại. Em hãy cho biết hành động trên thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống cần cù, lao động.
B. Truyền thống lịch sử, cách mạng.
C. Truyền thống tương thân, tương ái.
D. Truyền thống hiếu học.
Câu 21: Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.
B. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.
C. Bị mọi người xa lánh.
D. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.
Câu 22: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.
Câu 24: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?
A. Thường xuyên đi học muộn.
B. Chủ động lập thời gian biểu.
C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
D. Lười làm bài tập về nhà.
Câu 25: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
B. Lười làm bài tập về nhà.
C. Dành thời gian cho những trò vô bổ.
D. Không có mục đích sống.
Câu 26: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập?
A. Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
B. Không ngừng tiến bộ trong học tập.
C. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
D. Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
Câu 27: Phương án nào dưới đây không thuộc biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
C. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.
Câu 28: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 29: Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà V thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện V là người
A. tự giác, tích cực trong học tập.
B. thiếu tự giác, tích cực.
C. luôn tự tin trong cuộc sống.
D. thiếu kĩ năng học tập.
Câu 30: Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.
B. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.
C. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.
D. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.
Câu 31: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh cần phải làm gì?
A. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
B. Tôn trọng mọi người.
C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
D. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
Câu 32: P thường xuyên không làm bài tập nên bị cô nhắc nhở và kỉ luật. Mỗi khi bị kỉ luật, P thường hứa sẽ không tái phạm nhưng sau đó bạn vẫn mắc lỗi như thường. Trường hợp này cho thấy P là người như thế nào sau đây?
A. Giữ chữ tín.
B. Không giữ chữ tín.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Tôn trọng lẽ phải.
Câu 33: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây chỉ người giữ chữ tín?
A. Treo đầu dê, bán thịt chó.
B. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
C. Hứa hươu, hứa vượn.
D. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.
Câu 34: Anh X rao bán mặt hàng mỹ phẩm Hàn Quốc, tuy nhiên thực chất mặt hàng mỹ phẩm anh X nhập về bán lại không rõ nguồn gốc. Trường hợp này cho thấy anh X là người
A. giữ chữ tín.
B. trung thực.
C. bội tín.
D. liêm khiết.
Câu 35: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Việc làm của bà A là hành vi như thế nào?
A. Bà A coi thường người khác.
B. Bà A không tôn trọng người khác.
C. Bà A giữ chữ tín.
D. Bà A không giữ chữ tín.
Câu 36: Một nhóm bạn hẹn nhau đi chơi cuối tuần và hẹn nhau 7h sáng chủ nhật xuất phát. Vì ngủ quên nên 7h bạn T mới chuẩn bị đến điểm hẹn, bạn H xuất phát từ 6h30p và 6h50 đã có mặt tại điểm hẹn, bạn M xuất phát từ 6h40p nhưng do qua đón N đi cùng nên 7h15p mới có mặt tại điểm hẹn. Trong trường hợp này, chủ thể nào không giữ chữ tín?
A. Bạn T.
B. Bạn H.
C. Bạn M.
D. Bạn N.
Câu 37: Phương án nào dưới đây không thuộc nội dung ý nghĩa của giữ chữ tín?
A. Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
C. Được mọi người tin tưởng và tôn trọng.
D. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.
Câu 38: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?
A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau
B. Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.
C. Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người.
D. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
Câu 39: Di sản văn hóa là gì?
A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận
C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa…
D. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 40 Có mấy loại di sản văn hóa chính?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 41: Theo em, trong các ý sau đây, ý nào là di sản văn hóa?
A. Chùa một cột.
B. Lotte.
C. Cafe Trung Nguyên.
D. Trường mới xây.
Câu 42: Theo em, di sản văn hóa gồm những loại chính nào?
A. Di sản văn hóa phi vật thể; Di sản văn hóa vật thể
B. Di sản văn hóa kiến trúc; Di sản văn hóa dân ca.
C. Di sản văn hóa quần thể; Di sản văn hóa đơn lẻ.
D. Di sản văn hóa hát chèo; Di sản văn hóa múa rối nước.
Câu 43: Những hành vi nào phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?
A. Buôn bán trao đổi cổ vật trái phép.
B. Phá hoại di tích lịch sử.
C. Ăn trộm cổ vật.
D. Tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử.
Câu 44: Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá?
A. Phát hiện cổ vật thì giao cho cơ quan.
B. Giới thiệu có di sản văn hóa đất nước tới bạn bè quốc tế.
C. Khắc tên lên cột đình chùa cổ.
D. Nhắc nhở người xung quanh nên có ý thức bảo vệ di sản văn hóa.
Câu 45: Theo em, chúng ta cần làm gì khi phát hiện nhóm người có hành vi phá hoại khu di tích?
A. Báo cho cơ quan chức năng, ban quản lí khu di tích.
B. Mặc kệ không quan tâm.
C. Tham gia cùng những người đó.
D. Quay video đăng lên mạng mà không báo cáo ban quản lí khu di tích.
Câu 46: Ý nào dưới đây không phải là những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?
A. Không lấy cắp cổ vật, đồ vật quý tại các di tích lịch sử.
B. Giữ gìn sạch đẹp cảnh quản tại các di tích, danh lam thắng cảnh.
C. Lôi kéo mọi người đánh nhau với những người có hành vi phá hoại di sản văn hóa.
D. Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
Câu 47: Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trường Vĩ tổ chức buổi tham quan Đền thờ thầy Chu Văn An. Trong buổi tham quan, Vĩ phát hiện có một nhóm bạn đua nhau thả tiền giấy vào giếng Ngọc trong khi bên cạnh có biển ghi cấm thả tiền xuống giếng. Nếu là Vĩ, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
A. Nhắc nhở các bạn không thả tiền xuống giếng, nếu còn tiếp tục sẽ báo thầy cô dẫn đoàn.
B. Tham gia cùng mọi người thả tiền xuống giếng.
C. Đợi các bạn thả xong mới báo các thầy cô dẫn đoàn hoặc ban quản lí khu di tích.
D. Nhắc nhở hời hợt cho có rồi bỏ đi.
Câu 48: Nhà ông T muốn xây một căn nhà trên khu đất mới mua. Trong lúc đào móng, ông vô tình phát hiện một số hiện một bộ lư cổ có niên đại cách đây 300 năm. Theo em, ông T lên làm gì với cổ vật này?
A. Giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
B. Mang ra đình thờ thần.
C. Giữ lại để thờ hoặc trung bày trong nhà.
D. Cho người khác.
Câu 49: Gần nhà K có một ngôi chùa cổ lâu đời, chùa có rất nhiều cổ vật có giá trị cao. Một lần khi đi học về muộn, K phát hiện một nhóm người lén lút trèo qua tường chùa ở một góc vắng. Theo em, K nên làm gì trong trường hợp này?
A. Mặc kệ đi về nhà vì đó không phải việc của mình.
B. Đi theo rình xem họ làm gì.
C. Nhanh chóng tìm người dân, bảo vệ ngôi chùa để báo cáo.
D. Xông vào đánh nhau nhóm người kia.
Câu 50: Di sản văn hoá được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?
A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
C. Chỉ làm giàu cho chủ sở hữu nó.
D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.
Câu 51: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?
A. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.
B. Gia đình không hạnh phúc.
C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
D. Được bố mẹ đưa đi du lịch.
Câu 52: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Mất tập trung, hay quên.
B. Lời nói đi đôi với việc làm.
C. Luôn cảm thấy vui vẻ.
D. Thực hiện đúng lời hứa.
Câu 53: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?
A. Tác động tiêu cực từ môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn,ô nhiễm).
B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
C. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.
D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.
Câu 54: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Căng thẳng.
B. Yêu thương con người.
C. Dũng cảm.
D. Đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 55: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Tinh thần phấn khởi, vui tươi.
B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
C. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
D. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.
Câu 56: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?
A. Đi chơi cùng với nhóm bạn thân.
B. Được bố mẹ đưa đi chơi công viên.
C. Kết quả học tập không như ý muốn.
D. Nhận giải thưởng vì thành tích cao.
Câu 57: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?
A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…
B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
C. Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
D. Tinh thần phấn chấn, vui tươi.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 GDCD 7 năm 2022 – 2023 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.