Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Cánh diều Ôn tập Lịch sử 10 học kì 1 (Cấu trúc mới) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Cánh diều học kì 1 năm2024 – 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn theo cấu trúc mới gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai kết hợp tự luận.
Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Cánh diều học kì 1 bao gồm 10 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 sách Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều – Cấu trúc mới
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
BÀI 1 HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC
Câu 1. Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?
A. Tái hiện lịch sử và học tập lịch sử.
B. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
C. Nhận thức lịch sử và hiểu biết lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử và tái hiện lịch sử.
Câu 2. Hiện thực lịch sử là gì?
A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
C. Là những gì đã xảy ra trong quả khứ mà con người nhận thức được.
D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.
Câu 3. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học?
A. Nhận thức, giáo dục và dự báo
B. Nghiên cứu, học tập và dự báo.
C. Giáo dục, khoa học và dự báo.
D. Nhận thức, khoa học và giáo dục.
Câu 5. Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây của người tìm hiểu Lịch sử?
A. Mức độ hiểu biết về lịch sử.
B. Nhu cầu và năng lực tìm hiểu.
C. Đối tượng tiến hành nghiên cứu.
D. Khả năng nhận thức lịch sử.
Câu 6. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và rút ra bài học kinh nghiệm hiện tại là chức năng nào của sử học?
A. Chức năng xã hội.
B. Chức năng khoa học
C. Chức năng giáo dục.
D. Chức năng dự báo.
BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần tiếp tục tìm tòi khám phá.
D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
Câu 2. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?
A. Học trên lớp
B. Xem phim tài liệu, lịch sử.
C. Tham quan, điền dã.
D. Học trong phòng thí nghiệm.
Câu 3. Đâu không phải là nghề nghiệp mà học tập Lịch sử có thể mang lại?
A. Nhà khảo cổ học.
B. Hướng dẫn viên du lịch.
C. Giáo viên Lịch sử.
D. Kiến trúc sư.
Câu 4. Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?
A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần.
B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
Câu 5. Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là
A. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
B. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại.
C. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu.
D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử.
Câu 6. Nội dung nào là nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu?
A. Tìm kiếm, tra cứu và xử lý sử liệu.
B. Tìm kiếm và chọn lọc nguồn sử liệu.
C. Sưu tầm và xử lí thông tin sử liệu.
D. Sưu tầm và chọn lọc nguồn sử liệu.
BÀI 3 – SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI
Câu 1. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?
A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?
A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
Câu 3. Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?
A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.
C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.
D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.
Câu 4. Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là
A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản.
B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ.
C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?
A. Góp phần phát triển đa dạng sin
B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.
C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.
D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.
Câu 7. Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là
A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.
D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá.
BÀI 4 – KHÁI NIỆM VĂN MINH.
VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KỲ CỔ – TRUNG ĐẠI
Câu 1: Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử được gọi là
A. văn minh
B. văn hóa
C. chữ viết
D. nhà nước
Câu 2: Sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, trạng thái phát triển cao của văn hóa được gọi là
A. trí tuệ
B. văn minh
C. xã hội
D. đẳng cấp
…..
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, và trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người phải nhẫn hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng…”
(Tuyên bố về những chính sách văn hóa của hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tháng 8-1982 tại Mexico)
a. Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày.
b. Văn hóa xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người.
c. Văn hóa là giai đoạn phát triển cao của văn minh.
d. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các dân tộc cần có những biện pháp để bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Văn minh là một giai đoạn phát triển cao của xã hội loài người, đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhà nước, chữ viết, và những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật. Ở phương Đông cổ đại, các nền văn minh đầu tiên như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, và Trung Hoa hình thành tại lưu vực các con sông lớn. Tại đây, con người biết xây dựng hệ thống thủy lợi, phát triển nông nghiệp, và tạo ra những thành tựu văn hóa quan trọng như lịch pháp, chữ viết tượng hình, và các công trình kiến trúc đồ sộ. Những nền văn minh này không chỉ tạo ra bước ngoặt trong lịch sử nhân loại mà còn đặt nền móng cho sự phát triển của các xã hội về sau.”
(Nguồn: Nguyễn Văn Hùng, Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
a. Văn minh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhà nước, chữ viết và những thành tựu kinh tế, văn hóa quan trọng.
b. Các nền văn minh phương Đông cổ đại chủ yếu phát triển tại những khu vực sa mạc rộng lớn, ít nước.
c. Nông nghiệp và hệ thống thủy lợi là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nền văn minh phương Đông cổ đại.
d. Những nền văn minh phương Đông cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ không để lại ảnh hưởng đáng kể đối với các xã hội về sau.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Cánh diều Ôn tập Lịch sử 10 học kì 1 (Cấu trúc mới) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.