Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 12 (Cấu trúc mới – Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 2 đề thi minh họa có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn ôn luyện thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 giúp học sinh tự ôn tập hiệu quả làm quen với các dạng bài tập trọng tâm. Hơn nữa, đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức được biên soạn rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 12 sách Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức 2024
ỦY BAN NHÂN DÂN ……… TRƯỜNG TH PT …… |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 KNTTVCS |
ĐỀ MINH HỌA SỐ 1
Môn: Ngữ văn – Lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: ĐỌC HIỂU
HƯƠNG THẦM
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận.
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
Nào ai đã một lần dám nói ?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không giấu được cứ bay dịu nhẹ.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.
Anh /chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Từ đó hãy bình luận về vẻ đẹp ngôn ngữ trong thơ.
* Phan Thị Thanh Nhàn sinh 9/8/1943 tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà làm thơ từ sớm, đầu thập niên 1960 đã có thơ đăng báo. Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội trong giai đoạn 2001-2005. Ngoài làm thơ, bà còn viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi.
Năm 2007 Phan Thị Thanh Nhàn được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Phan Thị Thanh Nhàn viết nhiều thơ tình. Theo năm tháng, những bài thơ tình của bà từ nhẹ nhàng, tươi tắn chuyển sang giàu trải nghiệm, trăn trở nhưng độ lượng hơn. Nhưng dù thế nào, những bài thơ của bà vẫn rất chân thành, gần gũi và vì thế chiếm được chỗ trong lòng người đọc.
* “Hương thầm” được Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác vào mùa hoa bưởi tháng 3-1969 để ghi nhớ ngày cậu em Phan Hữu Khải (1953-1972) lên đường ra trận (Ở lớp cấp III có cô bạn thầm thương trộm nhớ cậu em ấy, nhưng chính cậu không hề biết, chỉ có chị gái tinh tế biết được điều này). Cùng bài “Xóm đê” của Phan Thị Thanh Nhàn được tặng giải nhì Cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ 1969-1970. Năm 1984, Hương thầm đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc và cũng trở nên nổi tiếng.
Câu 1: Dấu hiệu cho biết thể loại của văn bản trên.
Câu 2: Khung cửa sổ hai nhà cuối phố có đặc điểm gì?
Câu 3:Phân tích ý nghĩa của biện pháp so sánh trong hai câu thơ sau:
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
Câu 4: Hương bưởi là một hình ảnh xuyên suốt, để lại ấn tượng trong bài thơ, theo anh/chị hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?
Câu 5: Câu chuyện tình yêu của anh lính và cô bé nhà bên khiến cho anh chị có sũy nghĩ gì về tình yêu của tuổi trẻ hôm nay? Trình bày suy nghĩ của mình trong khoảng 5 – 7 dòng.
Phần II: VIẾT
Câu 1: Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình suy nghĩ của bản thân về cái hay cái đẹp của văn chương qua bài thơ Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn
Câu 2: Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về suy nghĩa sau: lắng nghe người khác nói không chỉ là thói quen, là phép tắc, mà còn là cách sống.
HẾT
ĐÁP ÁN
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
1 |
– Thể thơ tụ do – Số chữ trên một dòng không bằng nhau |
0.5 |
2 |
Hai nhà cuối phố có đặc điểm – Không phép bao giờ – HS có thể chép cả câu thơ Không hiểu vì sao không khép bao giờ – |
0.5 |
|
3 |
Biện pháp tu từ so sánh: Cô gái như chùm hoa.. Tác dung: – Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, hình ảnh thơ sinh động, cụ thể – Làm nổi bật tình yêu trong sáng, tha thiết nhưng vô cùng tinh tế và kín đáo |
1.0 |
|
4 |
Hương bưởi là xuyên suốt, để lại ấn tượng sâu sắc – Gợi vẻ đẹp tinh khôi, bình dị với hương thơm nồng quen thuộc của làng quê muôn đời – Ân dụ (bưởng tương) cho tinh yêu của cô gái: nồng nàn, tha thiết, tinh tế… |
1.0 |
|
5 |
Câu chuyện tình yêu của cô gái gợi suy nghĩ: – Tình yêu của cô gái trong bài thơ kín đáo, tinh tế -> Tình yêu không nói ra bằng lời => Tình yêu của cô gái truyền thống… – Tình yêu thời nào cũng vậy: nồng nàn, tha thiết, chân thành… Tuy nhiên tuổi trẻ ngày nay thể hiện tình yêu bộc trực hơn, táo bạo hơn, cá tính hơn -> biểu hiện tình yêu của cô gái hiện đại Ghi chú: HS có thể có quan điểm khác, nhưng cách suy nghĩ phải tích cực, nhân vân… |
1.0 |
|
II |
1 |
– HS biết cách viết đoạn văn đúng yêu cầu: hình thức, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt… – HS biết chia nội dung thành các luận điểm, luận cứ – Hiểu yêu cầu của đề: cái hay cái đẹp trong văn chương qua bài thơ Hương thầm… – HS có thể trình bày những ý sau: + Cái hay cái đẹp trong văn chương là đích đến, mục tiêu, quyết định sức sống của tác phẩm văn học + Cái hay cái đẹp trong văn chương được hiểu: Nội dung sâu sắc, nghệ thuật độc đáo… + Biểu hiện cái hay, cái đẹp của văn chương trong bài thơ Hương thầm 1/ Nội dung đọc đáo: Câu chuyện tình yêu đẹp, trong sáng, có chút tiếc nuối vì Họ chia tay/ Vẫn chẳng nói điều gì . Nhưng chính sự tiếc nuối đó làm cho chuyện tình của cô với chàng trai lãng mạn hơn, thi vị hơn (HS phân tích thơ) 2/ Nghệ thuật độc đáo: thể thơ; hình ảnh đẹp gợi cảm (hương bưởi); các biện pháp nghệ thuật…; sự kết hợp phương thức tự sự trong bài thơ làm cho ý thơ sâu sắc hơn; cảm xúc của người đọc trở nên chân thực hơn… -> Bài thơ không hẳn đã là một kiệt tác những có lễ đây là một trong bài thơ viết hay nhất về tình yêu đối lứa. Nhạc sỹ Vũ Hoàng đã phổ nhạc cho bài thơ để rồi âm nhạc chắp cánh cho thơ cùng bay cao, vang xa… |
2.0 |
2 |
Học sinh biết viết bài văn theo đúng yêu cầu – Biết chia nội dung thành các luận điểm, luận cứ; biết vận dụng các thao tác nghị luận với lý lẽ, dẫn chứng để viết bài văn. MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận Đánh giá vấn đề nghị luận TB – Giải thích: lắng nghe không chỉ là thói quen, là phép tắc, mà còn là cách sống… – Thói quen là hành vi mà chúng ta thực hiện một cách tự động và thường xuyên, đến mức chúng trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày mà không cần suy nghĩ hay cố gắng ý thức để thực hiện. – Phép tắc là lễ phép, lối sống phải tuân theo; là hành của người biết đúng – sai, phải – trái -> nói đến đạo đức, lễ nghi của con người – Cách sống: Hơn cả đạo đức, ý nói lắng nghe người khác là lựa chọn có ý thức, là hành vi thể hiện nhận thức của con người -> Hành vi có sự kết của đạo đức và nhận thức… – Nêu biểu hiện của vấn đề nghị luân: – Bình luận: +Trong cuộc sống có lúc ta lắng nghe người khác nói chỉ là một phản xạ tự nhiên theo kiểu ai nói gì thì mình nghe đó, có người nói thì phải có người nghe… nhưng khi nghe người khác nói là phép tắc thì chúng ta nhận ra việc nghe người khác nói là trách nhiệm của bản thân, thể hiện mối quan hệ trên dưới, lớn nhỏ, phép lịch sự… Tuy nhiên khi nghe người khác nói trở cách cách sống thì đó là hành vi ở mức cao hơn của nhận thức: ++ Nghe người khác nói là phép lịch sự tối thiểu, thể hiện cảm xúc tình cảm của chúng ta trong giao tiếp: sự đồng cảm, thấu hiểu… từ đó chúng ta có môi trường giao tiếp văn minh. ++ Nghe người khác nói trở thành như cầu: tiếp nhận thông tin, học hỏi… từ đó hoàn thiện bản thân ++ Nghe người khác nói không có nghĩa là tiếp nhận tất cả ý kiến của người khác, mà nghe có sàng lọc: tiếp nhận thông tin đúng, hữu ích; loại bỏ thông tin thừa, vô nghĩa… Hs lấy dẫn chứng Bài học nhận thức, hành động – Rèn luyện bản thân để việc nghe người khác nói là trở thành một kỹ năng sống, là còn đường hoàn thiện bản thân, dẫn đến thành công – Để nghe người khác trả thành cách sống phải có sự khách quan trong quá trình lắng nghe, tránh bảo thủ tự cho mình đứng, là hơn. – Là HS việc chúng ta lắng nghe người khác nói không chỉ là thói quen, là đạo đức, phép tắc mà còn là kỹ năng để chúng ta học tập, rèn luyện tốt hơn. KL: Khái quát lại vấn đề |
4.0 |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 12 (Cấu trúc mới – Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.