Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu hữu ích mà Thcslytutrongst.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều gồm kiến thức lý thuyết kèm theo một số đề thi minh họa. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 7 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 Cánh diều
PHÒNG GD&ĐT……….. TRƯỜNG THCS…………. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU |
A. Nội dung ôn thi cuối kì 1 Văn 7
1. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản
- Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn
- Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
- Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng
- Bài 4: Nghị luận văn học
2. Phần tiếng Việt:
- Từ địa phương
- Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ
- Số từ và phó từ
- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
- Mở rộng trạng ngữ
3. Phần tập làm văn
Ôn tập các bài học sau
Loại |
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Văn bản văn học |
– Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi) |
Kể về nhân vật đặc sắc – Võ Tòng |
– Buổi học cuối cùng (An – phông – xơ Đô – đê) |
Buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi vùng quê của chú bé Phrăng bị nhập vào nước Phổ |
|
– Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) |
Thời thơ ấu của Bác Hồ |
|
– Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – pát – xăng ) |
Tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự vị tha… |
|
– Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
– Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ |
|
– Ông đồ (Vũ Đình Liên) |
– Kể chuyện Ông đồ viết chữ Nho để nói hộ tâm trạng đầy buồn bã, xót xa, thảng thốt đối với cả một thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên. |
|
– Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) |
Tâm sự giản dị mà thật xúc động của tác giả khi nghe tiếng gà trưa |
|
– Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai) |
Hình ảnh con cò hay tâm sự của người mẹ vất vả nuôi con |
|
– Bạch tuộc (Giuyn Véc nơ) |
Trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với con bạch tuộc khổng lồ |
|
– Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry) |
Viên trung sỹ chế ra “chất làm gỉ” có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh |
|
– Nhật trình Sol 6 (En – đi Uya) |
Tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa |
|
– Một trăm dặm dưới mặt đất (Giuyn Véc nơ) |
Cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất |
|
Văn bản nghị luận |
– Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) |
Phân tích những nét đặc sắc về thiên nhiên và con người trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi) |
– Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) |
Cái hay cái đẹp trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh |
|
– Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên) |
Những phân tích của tác giả Lê Phương Liên về giá trị truyện khoa học viễn tưởng của Giuyn Véc – nơ |
|
– Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) |
Những nét đặc sắc trong bài thơ “Ông đồ” |
|
Văn bản thông tin |
– Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn) |
Nêu lên các quy định của một loại hoạt động văn hóa truyền thống rất nổi tiếng ở vùng đất cố đô |
– Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) |
Giới thiệu những luật lệ rất thú vị trong các cuộc thi nấu cơm ở nhiều địa phương khác nhau |
|
– Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi Trường Giang) |
Giới thiệu luật lệ của một hoạt động văn hóa – thể thao cộng đồng đặc sắc mang tinh thần thượng võ |
|
– Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn) |
Giới thiệu cách chơi kol rất độc đáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long |
Loại |
Thể loại hoặc kiểu loại |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học |
– Tiểu thuyết |
– Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích “Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi) – Dọc đường xứ Nghệ (Trích “Búp sen xanh” – Sơn Tùng) – Bạch tuộc (Trích “ Hai vạn dặm dưới đáy biển” – Giuyn Véc nơ) – Nhật trình Sol 6 (Trích “ Người về từ Sao Hỏa” – En – đi Uya) – Một tram dặm dưới mặt đất (Trích “ Cuộc du hành vào lòng đất” – Giuyn Véc nơ) |
– Truyện ngắn |
– Buổi học cuối cùng (An – phông – xơ Đô – đê) – Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – pát – xăng ) – Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry) |
|
– Thơ |
– Ông đồ(Vũ Đình Liên) – Mẹ (Đỗ Trung Lai) – Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) – Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai) |
|
Văn bản nghị luận |
Nghị luận văn học |
– Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) – Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) – Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên) – Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) |
Văn bản thông tin |
– Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi |
– Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn) – Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn – Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi Trường Giang) – Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn) |
B. Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 7
Đề gồm hai phần
1. Kiểm tra Đọc – Hiểu: Hình thức tự luận
Nhận biết – Thông hiểu (5.0 điểm) Kiểm tra kiến thức kĩ năng của phần “Đọc – hiểu văn bản” và tiếng Việt.
2. Viết tập làm văn (5.0 điểm) Hình thức tự luận
Vận dụng cao: (5 điểm) Viết bài văn tự sự, biểu cảm. Chỉ cho một đề duy nhất.
C. Đề thi minh họa học kì 1 Văn 7
ĐỀ SỐ 1
I.ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Chiều sông Thương
Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương
Nước vẫn nước đôi dòng
Chiều vẫn chiều lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên
Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ
Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh
Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang
Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng
Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên
Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích
Mấy cô coi máy nước
Mắt dài như dao cau
Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.
(Hữu Thỉnh – trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991)
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? (Nhận biết)
A.Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ bảy chữ
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: (Nhận biết)
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”
A.So sánh
B.Nhân hóa
C.Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? (Nhận biết)
A. Tím, xanh, vàng, nâu
C. Xanh, tím, đen, trắng
B. Đỏ, xanh, vàng, nâu
D. Trắng, vàng, nâu, tím
Câu 4. Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (Nhận biết)
A. Xuân
B. Thu
C. Hạ
D. Đông
Câu 5. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: (Thông hiểu)
“Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai”
A. Bồi hồi, xao xuyến
B. Đau đớn, xót xa
C. Nhớ nhung, tiếc nuối
D. Vui mừng, phấn khởi
Câu 6. Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào? (Thông hiểu)
A.Sôi nổi, hào hứng
B.Nhẹ nhàng, trong sáng
C.Trang trọng, thành kính
D. Thiết tha, xúc động
Câu 7. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? (Thông hiểu)
“Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương”
A. Ung dung, thoải mái
B. Rụt rè, ngập ngừng
C. Chậm chạp, thong thả
D. Lưỡng lự, không quyết đoán
Câu 8. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?(Nhận biết)
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”
A.1
C. 3
B.2
D. 4
Câu 9. Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên (viết không quá 5 dòng). (Vận dụng)
Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. (Vận dụng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (Vận dụng cao
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (Biết)
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị? (Biết)
A. 2 giá trị
B. 3 giá trị
C. 4 giá trị
D. 5 giá trị
Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai? Biết)
A. Cho bản thân
B. Cho xã hội
C. Cho bản thân và xã hội
D. Cho bản thân và gia đình
Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. ” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. ” là câu mang luận điểm? (Biết)
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?(Biết)
A. Nhân hóa.
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (Hiểu)
A. Bàn về giá trị của sự sống.
B. Bàn về giá trị của sức khỏe.
C. Bàn về giá trị của thời gian.
D. Bàn về giá trị của tri thức.
Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? (Hiểu)
A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian
D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.
Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? (Hiểu)
A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống.
D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được? (Vận dụng)
Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?(Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về người người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, . . . ).
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,. . . như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1: Cho biết đoạn ngữ liệu trên thuộc thể loại văn bản nào ? (Biết)
A. Tuỳ bút
B. Hồi kí
C. Truyện
D. Tản văn
Câu 2: Nối cột A tương ứng với cột B về đặc điểm thể loại của văn bản (Biết)
A |
B |
1. Tùy bút |
A. Các tác phẩm tự sự nói chung có nhân vật, cốt truyện và lời kể. |
2. Tản văn |
B. Là ghi chép lại bằng trí nhớ những sự việc đã xảy ra đối với bản thân trong quá khứ đã để lại ấn tượng mạnh. |
3. Truyện |
C. Là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh. |
4. Hồi kí |
D. Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng, đời sống thường nhật. |
Câu 3: Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào? (Biết)
A. Dòng sông
B. Cánh diều
C. Cánh đồng
D. Cánh cò
Câu 4: Trong câu“Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” có cụm từ “một thảm nhung khổng lồ” thuộc cụm từ nào sau đây? (Biết)
A. Cụm danh từ
B. Cụm động từ
C. Cụm tính từ
D. Không phải là cụm từ loại
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ? (Biết)
A. Cánh diều mềm mại như cánh bướm
B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
C. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
D. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (Hiểu)
Thông qua “Cánh diều tuổi thơ”, tác giả Tạ Duy Anh muốn nói đến ……………. . sống của con người như những cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời.
A. Khát vọng
B. Nghị lực
C. Niềm vui
D. Sức mạnh
Câu 7: Câu “Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên xanh. . . ” cho thấy tâm hồn đứa trẻ như thế nào? (Hiểu)
A. Trẻ em sẽ có tâm hồn yếu đuối.
B. Trẻ em hay dễ ảo tưởng.
C. Trẻ em thấy bản thân luôn nhỏ bé.
D. Trẻ em có tâm hồn mộng mơ.
Câu 8: Nhan đề văn bản nêu lên nội dung gì? (Hiểu)
A. Nêu vấn đề cần phải giữ gìn trò chơi dân gian
B. Nêu lên ý nghĩa của cánh diều đối với tuổi thơ
C. Nêu hình ảnh xuyên suốt văn bản
D. Nêu lên ước mơ của con người lúc tuổi thơ.
Câu 9: Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ thường gắn với những trò chơi thú vị? Hãy trình bày cảm nhận về một trò chơi đã gắn bó với tuổi thơ em?
Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến sau không: “Cánh diều có thể khơi dậy niềm vui
sướng và ước mơ của tuổi thơ”? Hãy nêu vai trò của ước mơ trong đời sống con người.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về mái trường của em. (Vận dụng cao)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.