Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023 Đề cương ôn thi Ngữ văn 8 kì 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 học kì 1 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 8 chuẩn bị thi cuối học kì 1.
Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 8 giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm và một số đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Văn 8 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 8, đề cương thi học kì 1 môn tiếng Anh, đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Toán 8.
I. Phần văn bản thi học kì 1 lớp 8 môn Văn
1. Truyện và ký Việt Nam 1930-1945.
TT |
Thời gian |
Tác giả- tác phẩm |
Thể loại |
Những nét chính về |
|
Nội dung |
Nghệ thuật |
||||
1 |
1938 |
Nguyên Hồng Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu) |
Hồi kí |
Nỗi cay đắng tủi cực và lòng yêu thương mẹ của bé Hồng |
Lời văn chân thực, cảm động; kết hợp tự sự xen miêu tả, biểu cảm… |
2 |
1939 |
Ngô Tất Tố Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn) |
Tiểu thuyết |
– Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH PK. – Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng… |
Cách kể kết hợp miêu tả rất sinh động: nhân vật tự bộc lộ tính cách qua hành động, ngôn ngữ |
1943 |
Nam Cao Lão Hạc |
Truyện ngắn |
Số phận đau thương, của người nông dân trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. |
– Cách kể chuyện chân thực, cảm động – Miêu tả tâm lí đặc sắc… |
2. Thơ Việt Nam 1900-1945
TT |
Thời gian |
Tác giả- tác phẩm |
Thể loại |
Những nét chính về |
|
Nội dung |
Nghệ thuật |
||||
1 |
Đầu thế kỉ XX |
Phan Châu Trinh. Đập đá ở Côn Lôn |
Thất ngôn bát cú |
Khắc hoạ hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước: dù gặp bước gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí |
– Bút pháp lãng mạn – Giọng điệu hào hùng |
2 |
Vũ Đình Liên Ông đồ |
Thơ năm chữ |
Bài thơ thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũa người xưa… |
Thơ ngũ ngôn bình dị, lời thơ cô đọng, gợi cảm |
3. Văn bản nhật dụng
TT |
Thời gian |
Tác giả- tác phẩm |
Phương thức biểu đạt chính |
Những nét chính về |
|
Nội dung |
Nghệ thuật |
||||
1 |
2000 |
Thông tin về ngày trái đất năm 2000 |
Nghị luận |
– Trình bày tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, từ đó gợi mọi người ý thức bảo vệ trái đất – Kêu gọi mọi người: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” |
– Bố cục chặt chẽ – Kết hợp hiệu quả với phương thức thuyết minh |
2 |
1992 |
Bùi Khắc Viện Ôn dịch thuốc lá |
Nghị luận |
Trình bày nhận thức về tác hại của nạn nghiện thuốc lá nguy hiểm hơn cả ôn dịch: gặm nhấm sức khỏe con người và gây nhiều tác hại với gia đình, xã hội. – Kêu gọi mọi người chống lại, ngăn ngừa ôn dịch thuốc lá |
– Kết hợp hiệu quả hai phương thức nghị luận và thuyết minh |
1995 |
Thái An Bài toán dân số. |
Nghị luận |
Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Sự gia tăng dân số như một bài toán cấp số nhân rất đáng lo ngại. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình. |
Cách viết nhẹ nhàng, kết hợp hiệu quả giữa nghị luận và kể chuyện |
4/ Văn bản nước ngoài:
TT |
Thời gian |
Tác giả- tác phẩm |
Thể loại |
Những nét chính về |
|
Nội dung |
Nghệ thuật |
||||
1 |
Cuối thế kỉ 19 |
An-đec-xen Cô bé bán diêm |
Truyện ngắn |
Tác phẩm truyền cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận bất hạnh của em bé bán diêm. |
Kể chuyện hấp dẫn: đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. |
2 |
Cuối thế kỉ 19 |
Ô-hen-ri Chiếc lá cuối cùng |
Truyện ngắn |
Câu chuyện làm cho người đọc rung cảm trước tình yêu thương cao cả của những con người bất hạnh. |
Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần… |
MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tôi đi học:
a. Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đi học như thế nào? Tâm trạng đó được thể hiện qua những không gian nào? Tâm trạng ở các không gian đó có gì giống và khác nhau?
b. Cho biết các ví dụ sau sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của mỗi trường hợp?
b1. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang qua ngọn núi.
b2. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời cao rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.
c. Những người lớn trong câu chuyện gồm những ai? Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với những em bé trong lần đầu đi học?
2. Trong lòng mẹ:
a. Tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng được thể hiện như thế nào qua đoạn trích?
b. Cảm nhận về số phận người phụ nữ và trẻ em dưới XHPK qua đoạn trích?
c. Bà cô của chú bé Hồng có đáng trách không? Vì sao?
3. Lão Hạc:
a. Nhớ được những phẩm chất tốt đẹp của Lão Hạc?
b. Ông giáo trong truyện là người như thế nào? Nêu cách hiểu một số câu văn thể hiện quan điểm của ông giáo trong nhìn nhận người khác?
c. Trước sự bế tắc của cuộc sống, lão Hạc chọn cái chết, em có đồng ý không? Vì sao?
4. Tức nước vỡ bờ:
a. Giải thích nhan đề?
b. Nhớ được những phẩm chất của chị Dậu
c. Qua cách cư xử, hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hãy nêu suy nghĩ của em về bản chất của nhà nước phong kiến?
d. Từ việc chị Dậu bị cai lệ dồn vào thế cùng, chị vùng lên với một sức mạnh không ngờ quật ngã hai tên tay sai, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?
5. Cô bé bán diêm: số phận và hoàn cảnh cô bé bán diêm có gì đáng thương? Tình cảm của nhà văn thể hiện trong truyện như thế nào?
6. Chiếc lá cuối cùng:
a. Giôn xi rơi vào trạnh thái tinh thần ra sao khi mắc bệnh? Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?
b. Vì sao có thể nói bức tranh chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
c. Nêu dẫn chứng về kết cấu đảo ngược tìnhhuống hai lần trong câu chuyện và ý nghĩa của kết cấu đó?
7. Đập đá ở Côn Lôn
a. Nắm được những thông tin: về địa danh Côn Lôn? về Phan Châu Trinh? Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Học thuộc lòng bài thơ.
b. Ý nghĩa nhan đề bài thơ?
c. Nắm được những biện pháp tu từ nói quá và tác dụng của chúng trong bài thơ.
d. Quan niệm của PCT về chốn lao tù như thế nào qua câu:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
8. Ông đồ:
a. Học thuộc lòng bài thơ
b. Xác định phép tu từ, nêu tác dụng?
– Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
– Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
c. Hiểu được ý tác giả trong hai câu:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
9.Thông tin ngày Trái đất năm 2000
a. Ngày Trái Đất là ngày nào?
b. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề gì?
c. Bao bì ni lông nói riêng và rác thải nhựa nói chung đang ngày đêm hủy diệt môi trường một cách tàn nhẫn. Hãy viết một câu ghép có nội dung khuyên nhủ mọi người trong vấn đề sử dụng sản phẩm làm từ nhựa?
d. Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng,… đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một đoạn văn thuyết minh (5-7 dòng) để giới thiệu về một trong những loại túi đó.
10. Ôn dịch, thuốc lá
a. Em có đồng ý với ý kiến một số người trong việc hút thuốc lá “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”?. Viết thành đoạn văn ngắn thể hiện ý kiến của em?
b. Trước khi phân tích các tác hại của thuốc lá, nhà văn dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” là có ý gì?
11. Bài toán dân số
a. “Bài toán dân số” thuộc loại văn bản nào? Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?
b. “ Ở khắp mọi nơi, trong mọi bối cảnh xã hội và văn hóa, đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều đó cho thấy, sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn.” (SGKNV 8/132)
Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
c. Đặt một câu văn nói về hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh, trong đó có dùng tình thái từ/trợ từ hoặc thán từ?
II. Phần tiếng Việt ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 8
1. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
* Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
Ví dụ: + Huy (đứa bạn cùng lớp) đến nhà, rủ nó đi chơi.
+ Tiếng trống của Phìa (lý trưởng) thúc gọi thuế vẫn rền rĩ.
(Tô Hoài)
+ … Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
(Giang Nam)
Dấu ngoặc đơn là loại dấu câu có chức năng tách biệt. Tác dụng của nó cũng tương tự như dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang. Khi dùng cặp đôi để tách thành phần biệt lập. Sự tách biệt thành phần biệt lập làm cho nội dung ý nghĩa của câu phân thành hai bình diện khác nhau: bình diện khách quan, của phần người viết trình bày ngoài ngoặc đơn và bình diện chủ quan là của phần chú tích trong ngoặc.
Ví dụ: Ở đất Mường Giơn, ông không phải là người học Lò chỉ chuyên được làm kỳ mục, tạo bản (trưởng thôn).
(Tô Hoài)
* Dấu hai chấm
a. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn đối thoại.
+ Khi báo trước lời dẫn trực tiếp, ta dùng với dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chủ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
+ Khi báo trước một lời đối thoại, ta thường dùng dấu hai chám với dấu gạch ngang.
Ví dụ: Em ngẩng đầu nhìn tôi đáp:
– Em không sao cả
(L. Pantêlêep)
Thấy lão vẫn nài nỉ mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
– Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
( Nam Cao )
b. Dấu hai chấm còn dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần đứng trước
+ Thuyết minh: Ngoài ra, các em còn được học các môn thể thao: Võ, bơi, cầu lông, bóng bàn, cờ vua…..
+ Bổ sung: Thật ra thì lão chỉ tâm ngầm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi ít bả chó.
( Nam Cao )
+ Giải thích: – Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya.
(Xuân Diệu )
– Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh )
2. Dấu ngoặc kép: dùng để:
– Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp.
– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
– Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
III. Một số bài tập vận dụng
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
– Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà”. (Trong lòng mẹ…)
a. Tìm câu ghép có trong đoạn văn trên, phân tích cấu tạo và nêu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó?
b. Xác định các tình thái từ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của tình thái từ vừa xác định?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong các ví dụ sau và nêu tác dụng của chúng:
a. Than vận nước gặp khi biến đổi
Để quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông
(Hai chữ nước nhà…)
b. Nhưng Giôn xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. (Chiếc lá cuối cùng)
c. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
d. Xách búa đánh ta năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:
“ Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
-Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ![….] Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!….”
(Nam Cao, Lão Hạc)
a. Chỉ ra một thán từ, một tình thái từ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của các từ loại vừa xác định?
b. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 4. Xác định các vế câu và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong ví dụ sau:
a. Rồi hai con mắt của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
b. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.
Câu 5. Đặt câu ghép viết về đề tài rác thải nhựa; về các loại đồ uống có đường…(mỗi đề tài từ 1-2 câu)
Câu 6. Đặt câu có sử dụng tình thái từ, trợ từ, thán từ phù hợp về các đề tài sau: môi trường; an toàn giao thông; sức khoẻ… (mỗi đề tài từ 1-2 câu, chọn sử dụng 1 trong các từ loại đã yêu cầu sao cho phù hợp).
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn thuyết minh về sự vật
1. Lý thuyết: Ôn tập phần văn thyết minh
* Các phương pháp thuyết minh
– Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
– Phương pháp liệt kê
– Phương pháp nêu ví dụ
– Phương pháp dùng số liệu con số
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp phân loại, phân tích
2. Thực hành:
Đề 1: Thuyết minh một đồ dùng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của em
Gợi ý: Thuyết minh một đồ dùng đảm bảo một số phần sau
– Nguồn gốc, xuất xứ (nếu có)
– Cấu tạo
– Phân loại
– Bảo quản và sử dụng
– Ý nghĩa
Đề 2: Giới thiệu về một món ăn mà em yêu thích.
Gợi ý: Thuyết minh một món ăn mà em yêu thích đảm bảo một số phần sau
– Nguồn gốc, xuất xứ (nếu có)
– Chuẩn bị nguyên liệu
– Cách chế biến
– Yêu cầu thành phẩm
– Sử dụng (thưởng thức)
– Ý nghĩa
Đề 3: Giới thiệu về trường THCS
Gợi ý: Thuyết minh trường THCS Mạo Khê II đảm bảo một số phần sau
– Lịch sử hình thành trường, vị trí, ý nghĩa tên trường (nếu có).
– Khung cảnh ngôi trường
– Thành tích và một số hoạt động nỏi bật
(HS có thể lấy tư liệu từ phòng truyền thống hoặc trang Web của trường)
* Đề 4: Thuyết minh về một dụng cụ học tập (bút bi, bút chì, thước kẻ, com pa,quyển sách giáo khoa…)
* Đề 5: Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình (phích nước, mũ bảo hiểm; kính đeo mắt…)
* Đề 6: Thuyết minh về một loài cây/hoa/quả…
IV. Một số đề thi học kì Ngữ văn 8
ĐỀ 1:
Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
– Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
– Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
Rồi hai con mắt của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
(Trích Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng)
1.1. Đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
1.2. Qua đoạn trích trên, giúp em hiểu gì về tình cảm của Hồng đối với mẹ? Hãy chỉ ra một chi tiết biểu hiện tình cảm đó của Hồng?
1.3. Kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 – học kì 1 (Nêu rõ tên văn bản, tên tác giả).
1.4. Chỉ ra các cụm C – V và xác định một quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau:
Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
Câu 2 (2.0 điểm): Đặt câu theo yêu cầu sau:
2.1. Một câu có thán từ về đề tài môi trường. Nêu tác dụng của thán từ trong câu văn đó.
2.2. Một câu có tình thái từ về đề tài giao thông. Nêu tác dụng của tình thái từ trong câu văn đó.
Câu 3 (5.0 điểm) :
Giới thiệu về một dụng cụ học tập của học sinh. (bút bi, bút máy, chiếc cặp, thước,…).
– Hết –
ĐỀ 2:
Câu 1: (3.5 điểm)
Cho đoạn thơ:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
(Ông đồ, Vũ Đình Liên)
a.Đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt chính nào? Nêu tên một văn bản thơ đã học trong chương trình ngữ văn 8 (Nêu rõ tên văn bản, tên tác giả).
b. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “tâm trạng”?
c. Hai dòng thơ cuối đã sử dụng phép tu từ nào? Hiệu quả của phép tu từ đó trong đoạn trích?
Câu 2: (1.5 điểm)
“ Hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì những người ở gần anh cũng hít phải luồng khói độc. […] Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng, chính là đã đẩy trẻ em vào con đường phạm pháp.”
(Theo Nguyễn Khắc Viện- Ôn dịch, thuốc lá)
a. Đoạn trích đã nêu lên những tác hại nào của thuốc lá?
b. Chỉ rõ các cụm C-V trong câu ghép sau: Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu.
Câu 3: (5.0 điểm)
Giới thiệu về một đồ dùng trong gia đình.
– Hết –
ĐỀ 3:
Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này:
– Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy…
(Trích Lão Hạc – Nam Cao)
1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Nêu tên một văn bản khác viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng tám trong chương trình Ngữ văn 8 học kì 1?
1.2. Tìm một tình thái từ, một trợ từ ?
1.3. Đặt tên trường từ vựng cho những từ in đậm?
1.4. Nhà văn đã sử dụng phép tu từ nào trong lời thoại của lão Hạc ? Phép tu từ đó đã góp phần khắc hoạ nhân vật như thế nào?
Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra hai lớp nghĩa trong hai câu thơ sau?
Xách búa đánh ta năm bảy đông
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
(Đập đá ở Côn Lôn, Phan Châu Trinh)
Câu 3: (5đ) Giới thiệu một loài hoa ngày Tết cổ truyền của Việt Nam
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023 Đề cương ôn thi Ngữ văn 8 kì 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.