Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2022 – 2023 Ôn thi học kì 2 lớp 4 môn Khoa học tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2022 – 2023 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng hệ thống toàn bộ kiến thức quan trọng trong học kì 2 để ôn thi cuối học kì 2 năm 2022 – 2023 hiệu quả.
Đề cương Khoa học 4 học kì 2 gồm 2 bộ đề cương, giúp các em luyện giải các dạng câu hỏi thật nhuần nhuyễn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô xây dựng đề cương học kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết:
Đề cương ôn thi kì 2 môn Khoa học lớp 4 – Bộ số 1
Nội dung ôn tập học kì 2 Khoa học lớp 4
1. Vật chất và năng lượng: Ôn các bài:
- Sự lan truyền của âm thanh.
- Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt
- Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
- Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
2. Thực vật và động vật:
- Nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí của thực vật, sự trao đổi chất ở thực vật.
Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4
Câu 1: Tại sao có gió? Nêu tác hại do bão gây ra đối với đời sống con người và cách phòng chống bão.
- Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng tạo thành gió.
- Bão làm thiệt hại về người và của. Để phòng chống bão cần theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Ở thành phố cần cắt điện. Ở vùng biển, tàu thuyền không nên ra khơi và phải đến nơi trú ẩn an toàn.
Câu 2: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm và một số cách phòng chống ô nhiễm không khí.
- Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
- Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe động cơ và của nhà máy; giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh,…
Câu 3: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào:
Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu,…
Câu 4: Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người? Hãy nêu những biện pháp phòng chống tiếng ồn?
* Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai,…
* Những biện pháp phòng chống tiếng ồn như:
- Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng
- Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền qua tai.
Câu 5: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động, thực vật?
Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người và động, thực vật là:
- Đối với đời sống con người: Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Đối với động vật: Ánh sáng giúp động vật di chuyển, kiếm ăn, nước uống và tránh kẻ thù.Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số động vật.
- Đối với thực: Ánh sáng giúp thực vật duy trì sự sống.
Câu 6: Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.
- Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Các chất dẫn nhiệt tốt như: đồng, nhôm, kẽm,…
- Các chất dẫn nhiệt kém như: không khí. gỗ, nhựa, bông, len,…
Câu 7: Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống con người, động và thực vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.
Câu 8: Thực vật cần gì để sống? Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống của thực vật như thế nào?
- Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng..để sống.
- Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống của thực vật là :Mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng khác nhau.
Câu 9: Thế nào là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
Quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường là quá trình thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các- bô- nic, nước, khí ô- xi và thải ra hơi nước, khí các –bô- níc, khi ô- xi, và các chất khoáng khác,…
Câu 10: Động vật cần gì để sống?
Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng để sống.
Câu 11: Thế nào là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
Quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường Động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn,nước, khí ô- xi và thải ra các chất cặn bã, khí các- bô- níc, nước tiểu…
Câu 12:Thế nào là chuỗi thức ăn?
Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì 2 môn Khoa học 4
Khoanh vào trước câu trả lời đúng
Câu 1: Chọn các từ có trong khung để điền vào chỗ …. Của các câu sau cho phù hợp
Ni –tơ, sự cháy, quá nhanh, không khí |
a. Ô –xi trong không khí cần cho ………….
b. Càng có nhiều………………….thì càng có nhiều ô- xi và ……………… diễn ra lâu hơn.
c. …………………….trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra……………………….
Câu 2: Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật ,thực vật.
a. Ô- xi
b. Ni- tơ
c. Các –bô- níc
Câu 3: Người ta chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp độ:
a .10 cấp độ
b. 11 cấp độ
c. 12 cấp độ
d. 13 cấp độ x
Câu 4: Cần tích cực phòng chống bão bằng cách:
a. Theo dõi bản tin thời tiết
b. Tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất
c. Dự trữ thức ăn, nước uống
d. Đề phòng tai nạn do bão gây ra ( đến nơi trú ẩn an toàn, cắt điện…)
e. Tất cả các ý trên.x
Câu 5: Không khí sạch là không khí:
a. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
b. Chỉ chứa các khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người.
c. Cả hai ý trên. x
Câu 6: Vật phát ra âm thanh khi nào?
a. Khi vật va đập với vật khác.
b. Khi uốn cong vật.
c. Khi nén vật lại.
d. Khi làm vật rung động. x
Câu 7: Vật nào tự phát sáng?
a. Tờ giấy trắng.
b. Mặt trời. x
c. Mặt trăng.
d. Trái Đất.
Câu 8: Con người cần ánh sáng vì:
a. Ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
b. Ánh sáng giúp con người khỏe mạnh.
c. Ánh sáng giúp thực vật xanh tốt nhờ đó con người có được thức ăn từ thực vật
d. Tất cả các ý trên. x
Câu 9: Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng?
a. 10oC
b. 100oC
c. 30oC x
d. 300oC
Câu 10: Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người là:
a. Khí ô- xi x
b. Khí các- bô- níc
c. Hơi nước
Câu 11: Nhiệt độ cơ thể của con người khỏe mạnh vào khoảng:
a. 39
b. 20
c. 37
Câu 12:Thực vật cần gì để sống?
a. Ánh sáng, nước ,không khí
b. Chất khoáng, ánh sáng.
c. Ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng. x
Câu 14 : Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí nào? Và thải ra khí nào?
a. Hấp thụ khí ô- xi và thải ra khí các –bô- níc
b. Hấp thụ khí ni – tơ và thải ra khí ô- xi
c. Hấp thụ khí các –bô –nic và thải ra khí ô- xi x
Câu 15: Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thụ khí nào và thải ra khí nào?
a. Hút khí ô- xi và thải ra khí các –bô- níc x
b. Hút khí các –bô- níc và thải ra khí ô- xi
c. Hút khí ô- xi và thải ra khí ni- tơ
Câu 16: Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?
a . Mới cấy
b. Đẻ nhánh
c. Làm đòng
d. Chín x
Câu 17: Động vật cần gì để sống?
a. Nước, thức ăn.
b. Không khí, ánh sáng.
c. Cả 2 ý trên
Đề cương ôn thi kì 2 môn Khoa học lớp 4 – Bộ số 2
Phần 1: Trắc nghiệm
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
A. Dọn vệ sinh lớp là giữ bầu không khí sạch chung của lớp
B. Vứt rác đúng nơi quy định để không bốc mùi, dọn dẹp rác thải làm sạch môi trường
C. Dùng bếp củi có ống dẫn giúp người nấu không phải ngửi
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2. Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt trời sưởi ấm?
A. Gió sẽ ngừng thổi.
B. Trái đất sẽ trở nên lạnh giá và sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
C. Nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa.
D. Tất cả những ý trên.
Câu 3: Dấu hiệu của cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh là gì?
A. Nhiệt độ cơ thể vào khoảng 37°C
B. Nhiệt độ cơ thể cao hơn mức 37°C
C. Nhiệt độ cơ thể thấp hơn mức 37°C
D. Nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn mức 37°C
Câu 4: Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh. Đó là vì:
A. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh.
B. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh.
C. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy tay ta thấy lạnh.
D. Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy tay ta thấy lạnh.
Câu 5: Những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường là gì?
A. Hấp thụ khí ôxi và nước.
B. Hấp thụ khí ôxi, nước, và các chất hữu cơ trong thức ăn.
C. Hấp thụ khí ôxi và các chất hữu cơ trong thức ăn.
D. Hấp thụ các chất hữu cơ và nước.
Câu 6: Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
A. Gây mất ngủ.
B. Đau đầu, có hại cho tai.
C. Suy nhược thần kinh.
D. Tất cả những ý trên.
Câu 7. Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng?
A. 100 C
C. 1000 C
B. 380 C
D. 3000 C
Câu 8. Thành phần nào dưới đây là quan trọng đối với hoạt động hô hấp của mọi sinh vật?
A. Khí ô-xi.
B. Khí ni-tơ.
C. Khí các-bô-níc.
D. Khí mê-tan
Câu 9. Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta mát lạnh. Đó là vì?
A. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh.
B. Nhiệt lạnh từ vật đã truyền từ tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy tay ta thấy lạnh.
C. Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy ta thấy lạnh.
D. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh.
Câu 10: Trong quá trình sống động vật hấp thụ vào cơ thể những gì?
A. Khí ô-xi
B. Các chất hữu cơ có trong thức ăn
C. Nước
D. Tất cả các ý trên.
Câu 11. Tiếng ồn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người?
A. Gây mất ngủ, đau đầu.
B. Suy nhược thần kinh.
C. Mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai.
D. Có hại cho tai.
Câu 12: Để phòng chống ô nhiễm không khí, chúng ta phải làm gì?
A. Thu gom và sử lí phân, rác hợp lí.
B. Giảm lượng khí độc hại, giảm bụi, khói bếp.
C. Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 13: Vì sao trời rét chạm tay vào vật bằng đồng ta lại thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ?
A. Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ.
B. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ. Vì vậy, ta có cảm giác lạnh hơn khi chạm vào vật bằng đồng.
C. Đồng tỏa nhiệt nặng cho tay nhiều hơn gỗ.
D. Đồng có chất lạnh, gỗ không có chất lạnh nên chạm tay vào vật bằng đồng khi trời rét ta có cảm giác lạnh hơn.
Câu 14. Tiếng ồn có tác hại gì?
A. Gây khó chịu cho mọi người.
B. Gây chói tai ảnh hưởng đến tai giữa; Đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
C. Làm ồn ào cho khung cảnh xung quanh.
D. Gây tiếng động nhiều và kéo dài.
Câu 15: Khi viết và đọc sách em cần lưu ý điều gì?
A. Viết và đọc sách trong phòng thiếu ánh sáng
B. Viết và đọc sách trong tư thế nằm và khi đi trên xe chạy lắc lư
C. Viết và đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt
D. Viết và đọc sách tư thế phải ngay ngắn, có đủ ánh sáng.
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2022 – 2023
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2022 – 2023 Ôn thi học kì 2 lớp 4 môn Khoa học tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.