Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2022 – 2023 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.
Đề cương ôn tập học kì 2Lịch sử 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 10 Kết nối tri thức
I. TRẮC NGHIỆM:
a) Nhận biết
Câu 1. Thời hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là
A. cách mạng 4.0
B. cách mạng kĩ thuật số.
C. cách mạng kĩ thuật.
D. cách mạng công nghệ.
Câu 2. Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh.
D. Trung Quốc.
Câu 3. Thành tựu quan trọng đầu tiên của các mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. Ro bot.
B. vệ tinh.
C. tàu chiến
D. máy tính.
Câu 4. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là
A. mạng kết nối Internet không dây.
B. mạng kết nối Internet có dây.
C. máy tính điện tử
D. vệ tinh nhân tạo.
Câu 5: Cách mạng 4.0 hoàn toàn tập trung vào công nghệ kĩ thuật số và
A. kết nối vạn vật thông qua Internet.
B. công cuộc chinh phục vũ trụ.
C. máy móc tự động hóa
D. công nghệ Robot.
Câu 6. Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là
A. Xô phia.
B. Robear.
C. Paro
D. Asimo.
Câu 7. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là
A. cách mạng kĩ thuật số
B. cách mạng công nghiệp nhẹ.
C. cách mạng kĩ thuật
D. cách mạng 4.0.
Câu 8. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Nửa đầu thế kỉ XIX.
B. Nửa sau thế kỉ XIX.
C. Nửa đầu thế kỉ XX
D. Nửa sau thế kỉ XX.
Câu 9. Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Thuyết tương đối.
B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
C. Thuyết di truyền.
D. Thuyết tế bào.
Câu 10. Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
b) Thông hiểu
Câu 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là quan trọng nhất trong các cuộc cách mạng công nghiệp là vì cuộc cách mạng này đã
A. thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
B. dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới, mở rộng thị trường toàn cầu.
C. thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới điện xoay chiều và phổ biến máy tính kĩ thuật số.
D. mở ra kỷ nguyên công nghệ thông tin sử dụng máy tính kĩ tuật số và lưu hồ sơ kĩ thuật số.
Câu 2. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư không bao gồm
A. internet
B. máy hơi nước.
C. công nghệ thông tin
D. máy tính.
Câu 3. Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì?
A. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm.
B. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường.
C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
Câu 4. Những thành tựu đạt được trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đưa loài người bước sang thời đại
A. “văn minh công nghiệp”.
B. “văn minh nông nghiệp”.
C. “văn minh thông tin”.
D. “văn minh siêu trí tuệ”.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Trí tuệ nhân tạo (AI).
B. Mạng Internet không dây.
C. Máy tính.
D. Chinh phục vũ trụ.
Câu 6. Chức năng chính của Xôphia – robot đầu tiên được cấp quyền công dân là
A. làm việc trong dây chuyền sản xuất.
B. dọn dẹp.
C. trò chuyện với con người.
D. chinh phục vũ trụ.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch.
B. Thách thức về bùng nổ và già hóa dân số.
C. Nhu cầu về nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
D. Nhu cầu về không gian sinh sống mới.
Câu 8. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp?
A. Tự động hóa
B. Công nghệ Robot
C. Tự động hóa và Công nghệ Robot
D. Công nghệ in 3D
Câu 9. Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì?
A. Sản phẩm đẹp và bền hơn.
B. Giá thành cạnh tranh.
C. Tiết kiệm nhân lực và chi phí.
D. Chịu nhiệt độ cao hơn.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?
A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.
C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.
D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
D. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội?
A. Khiến con người lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.
B. Nới rộng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.
C. Góp phần giải phóng sức lao động của con người.
D. Khiến người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
Câu 14. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây đối với xã hội?
A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.
B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
Câu 15. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?
A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.
Câu 16. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.
B. Giải phóng sức lao động của con người.
C. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
Câu 17. Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á
a) Nhận biết
Câu 1. Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?
A. Buôn bán đường bộ.
B. Buôn bán đường biển.
C. Truyền bá tôn giáo.
D. Chiến tranh xâm lược.
Câu 2: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á
A. bước đầu hình thành.
B. bước đầu phát triển.
C. phát triển rực rỡ.
D. tiếp tục phát triển.
Câu 3: Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn
A. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
B. thế kỉ VII đến thế kỉ XV.
C. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
D. thế kỉ XIX đến nay.
Câu 4: Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm
A. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
B. tín ngưỡng phồn thực.
C. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất.
D. Phật giáo, Nho giáo.
Câu 5: Thế kỉ XVI, tôn giáo mới du nhập từ phương Tây đến cho Đông Nam Á là
A. Phật giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Công giáo
Câu 6: Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XIII là tôn giáo có nguồn gốc từ
A. bán đảo Ả Rập.
B. Ấn Độ.
C. Trung Quốc.
D. Địa Trung Hải.
Câu 7: Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á sử dụng
A. chữ viết cổ của Ấn Độ.
B. chữ Chăm cổ.
C. chữ Khơ-me cổ.
D. chữ Nôm.
Câu 8: Thể loại văn học dân gian ra đời ở Đông Nam Á thời cổ trung đại là
A. truyện ngắn.
B. kí sự.
C. tản văn.
D. thần thoại.
Câu 9: Sau khi chữ viết ra đời cư dân Đông Nam Á cổ trung đại đã tạo dựng nền văn học
A. Văn học dân gian.
B. Văn học viết.
C. Văn học chữ Hán.
D. Văn học chữ Phạn.
Câu 11: Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời kì cổ trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc
A. Ấn Độ.
B. Trung Hoa.
C. phương Tây.
D. Nhật Bản.
Câu 12. Những tôn giáo lớn nào sau đây của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên?
A. Hồi giáo, Phật giáo.
B. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo.
C. Nho giáo, Đạo giáo.
D. Phật giáo, Hin-đu giáo.
Câu 13. Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.
B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.
C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.
D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.
Câu 14. Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Ma-lai-xi-a.
B. Phi-líp-pin.
C. Xin-ga-po.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 15. Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
……………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 10 KNTT
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2022 – 2023 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.