Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới những dạng câu hỏi ôn tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 4 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 2 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo đề cương học kì 2 môn Công nghệ, Khoa học, Lịch sử – Địa lí, Tiếng Anh, Toán. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Đề cương học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 4
1) Tập đọc: Đọc, TLCH và nêu nội dung các bài tập đọc sau:
- Cây đa quê hương – Cái cầu
- Đi hội chùa Hương – Quê ngoại
- Đường đi Sapa
2) Luyện từ và câu:
- Ôn danh từ, động từ, tính từ;
- Ôn dấu gạch ngang, các dấu câu và cách sử dụng.
- Ôn các biện pháp so sánh, nhân hóa
- Ôn về câu, các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- Tác dụng của dấu ngoặc kép, ngoặc đơn.
- Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các kiểu câu . Đặt câu.
- Ôn viết tên các cơ quan, tổ chức.
- Ôn các từ ngữ theo những chủ điểm đã học.
- Lựa chọn sử dụng các từ ngữ phù hợp trong từng văn cảnh cụ thể.
3) Tập làm văn:
- Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả (hoặc cây bóng mát) mà em yêu thích.
- Viết bài văn miêu tả một cây hoa mà em yêu thích.
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 4 KNTT
I. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ
Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo:
– Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá!
Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc u giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ.
U lại nói tiếp:
– Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào u đi chợ, u mua vở cho mà đi học.
Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn:
– Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy.
– Vâng.
Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi:
– Đi nhanh lên, Tí ơi!
Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí.
Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô. Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động.
Theo Bùi Hiển
– U: mẹ (gọi theo nông thôn miền Bắc)
– Xã viên: nông dân làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.
– Nghé: con trâu còn nhỏ
Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì? (0,5 điểm)
A. Lấy điếu cày cho bố.
B. Dắt nghé ra khỏi cổng.
C. Đi chăn nghé.
D. Đuổi gà ăn vụng thóc.
Câu 2. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Mọi người khuyên Tí quay về nhà.
B. Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí.
C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí.
D. Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì.
Câu 3. Câu chuyện khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm)
A. Nên tập đi chăn nghé.
B. Nên phụ giúp ba mẹ những việc phù hợp với độ tuổi của mình.
C. Nên ăn nhiều để khỏe mạnh, có sức kéo nghé.
D. Nên làm những công việc mới lạ, chưa từng làm bao giờ.
Câu 4. Gạch chân vào thành phần thứ hai trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới… Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Theo Minh Chuyên
Câu 5. Gạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…
(Trích “Chim rừng Tây Nguyên”)
Câu 6. Em hãy sử dụng dấu ngoặc đơn để viết lại các câu sau: (1 điểm)
a. Chim sâu còn gọi là chích bông xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín. Đây là loài chim có ích cho nhà nông vì thức ăn chính của chúng là sâu.
b. Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá.
Câu 7. Em hãy tìm chủ ngữ của mỗi câu sau và đặt câu hỏi cho bộ phận vừa tìm được: (1,5 điểm)
a) Ông lão ăn xin rên rỉ cầu xin cứu giúp.
b) Tôi chạy nhanh hơn Lan.
c) Con chim kêu “túc…túc…” không ngớt.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
(Trích)
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Đây đó, ễnh ương ộp oạp, và xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, nhịp nhàng. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo Nguyễn Khắc Viện
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn miêu tả cây phượng ở sân trường em.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
C. Đi chăn nghé.
Câu 2. (0,5 điểm)
C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí.
Câu 3. (0,5 điểm)
B. Nên phụ giúp ba mẹ những việc phù hợp với độ tuổi của mình.
Câu 4.(1 điểm)
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới… Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Câu 5. (1 điểm)
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vuvi vút từ trên nền trời xanh thẳm,… Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…
Câu 6. (1 điểm)
a. Chim sâu (còn gọi là chích bông) xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín. Đây là loài chim có ích cho nhà nông vì thức ăn chính của chúng là sâu.
b. Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min (một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá).
Câu 7.(1,5 điểm)
a) Ông lão ăn xin rên rỉ cầu xin cứu giúp.
– Chủ ngữ: “Ông lão ăn xin”
– Đặt câu: Ai rên rỉ cầu xin cứu giúp?
b) Tôi chạy nhanh hơn Lan.
– Chủ ngữ: “Tôi”
– Đặt câu: Ai chạy nhanh hơn Lan?
c) Con chim kêu “túc…túc…” không ngớt.
– Chủ ngữ: “Con chim”
– Đặt câu: Con gì kêu “túc…túc…” không ngớt?
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
– Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
– Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây phượng ở sân trường em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
– Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
– Giới thiệu cây phượng trên sân trường em.
Triển khai:
– Tả bao quát về cây phượng: (1) Trông từ xa, phượng ta như một chàng hiệp sĩ hiên ngang. (2) Cây đã già lắm rồi.
– Miêu tả chi tiết về cây phượng: (1) Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc. (2) Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. (3) Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. (4) Những đóa hoa phượng đỏ rực. (5) Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. (6) Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây.
– Tả hoạt động của con người bên cây phượng: (1) Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. (2) Em thường kể những câu chuyện về ông cho các em nhỏ trong xóm cùng nghe.
– Ý nghĩa của hoa phượng: (1) Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. (2) Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Kết thúc
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cây phượng.
Bài làm tham khảo
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm.
Trông từ xa, phượng ta như một chàng hiệp sĩ hiên ngang. Cây đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.