Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Vật lí 9 năm 2023 – 2024 Đề cương Vật lý 9 giữa học kì 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Vật lí 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.
Đề cương ôn tập Vật lí 9 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Vật lí 9 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 9, đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 9.
I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Vật lí 9
1. Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều?
2. Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoá thành dạng năng lượng nào ?
3. Viết công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt? Nêu các cách để làm giảm công suất hao phí?
4. Viết công thức của máy biến thế?
5. Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT?
6. Nêu đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK?
7. Nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi TKHT, TKPK?
II. Bài tập ôn thi giữa kì 2 Vật lí 9
A. TRẮC NGHIỆM
Chọn câu đúng: Khoanh tròn vào phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.
A. luôn luôn tăng
B. luôn luôn giảm
C. luân phiên tăng giảm.
Câu 2 Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiêu điểm nếu:
A. Tia tới đi quan quang tâm mà không trùng với trục chính
B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính
C. Tia tới song song trục chính
D. Tia tới bất kì
D. luôn luôn không đổi
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thấu kính hội tụ ?
A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm.
C. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
D. Tia tới qua quang tâm thì tia ló đi qua tiêu điểm.
Câu 4. Công suất hao phí trên đường dây tải điện vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào nếu tiết diện dây dẫn tăng lên 4 lần?
A. Tăng lên 2 lần.
B. Tăng lên 4 lần.
C.Giảm đi 2 lần.
D. Giảm đi 4 lần.
Câu 5. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khi tia sáng truyền từ thủy tinh sang không khí thì:
A. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
B. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
C. góc tới luôn bằng góc khúc xạ.
D. góc khúc xạ có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn góc tới.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của dây dẫn kín mạch
Câu 7. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cữu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn
C. Cuộn dây dẫn và nam châm
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt
Câu 8. Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi
C. Tác dụng từ giảm đi
D. Lực từ đổi chiều
Câu 9. Để truyền đi cùng một công suất điện , nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
A. Tăng 2 lần
B. Tăng 4 lần
C. Giảm 2 lần.
D. Không tăng không giảm
Câu 10. Máy biến thế có tác dụng gì.
A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định
B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định
C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế
D. làm thay đổi vị trí của máy.
Câu 11. Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng
A. Trên đường truyền trong không khí
B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
C. Trên đường truyền trong nước
D. Tại đáy xô nước
Câu 12. Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh
D. Khi ta xem chiếu bóng
Câu 13. Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây.
A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của mặt trời
B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa không cho phép thu đc ảnh của mặt trời
C. Có phần giữa dày hơn phần rìa cho phép thu được ảnh mặt trời
D. Có phần giữa dày hơn phần rìa không cho phép thu được ảnh của mặt trời
B. TỰ LUẬN
Bài 1: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?
Bài 2: Đặt vật AB nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. Nêu đặc điểm ảnh của vật?
Bài 3: Muốn truyền tải một công suất 2kW trên dây dẫn có điện trở 2 , thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 200V.
Bài 4: Hình vẽ sau cho biết là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A/B/ là ảnh của AB
a) A/B/ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
b) Thấu kính đó cho là loại thấu kính gì? Vì sao?
Bài 5: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 500kV.
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp? Đây là máy tăng thế hay hạ thế?
Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100W. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện?
Bài 6: Một vật sáng AB có chiều cao 5cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 20cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 10cm.
a) Dựng ảnh của vật AB.
b) Dựa vào kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
III. Đề thi minh họa giữa kì 2 Lý 9
Phần I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất: (3 điểm)
Câu 1. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ xuyên
qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 2. Khi đặt la bàn tại một vị trí nào đó trên mặt đất, kim la bàn luôn định hướng:…………
A. cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Bắc địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí.
B. cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Bắc địa lí.
C. cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Đông địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Tây địa lí.
D. cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Tây địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí.
Câu 3. Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện một chiều?
A. Bàn là điện.
B. Đèn pin đang sáng.
C. Quạt trần trong nhà đang quay.
D. Máy bơm nước.
Câu 4. Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên năm lần?
A. Giảm 5 lần.
B. Giảm 10 lần.
C. Giảm 15lần.
D. Giảm 25 lần.
Câu 5. Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì?
A. Làm cho nam châm được chắc chắn.
B. Làm tăng từ trường của ống dây.
C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn.
D. Không có tác dụng gì.
Câu 6. Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách……….
A. tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện.
B. giảm điện trở của dây dẫn.
C. giảm công suất của nguồn điện.
D. tăng tiết diện của dây dẫn.
Câu 7. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì………..
A. r < i.
B. r > i.
C. r = i.
D. 2r = i.
Câu 8. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường ………………………………………
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường khác.
Câu 9. Thấu kính phân kỳ có đặc điểm ……………………………………………………….
A. phần giữa mỏng hơn phần rìa.
B. phần giữa dày hơn phần rìa.
C. phần giữa bằng phần rìa.
D. phần giữa có khi mỏng hơn, dày hơn phần rìa.
Câu 10. Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ thì cho tia ló ………………………..
A. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. đi qua quang tâm.
Câu 11. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính, ảnh A’B’ ……………………………………………………………………..
A. là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật .
B. là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
C. là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
D. là ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
Câu 12. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì ………………….
A. OA = f.
B. OA = 2f.
C. OA > f.
D. OA< f.
Phần II: Trả lời câu hỏi và giải bài tập (7 điểm)
Câu 13.
a/ Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế? (2,0 điểm)
b/ Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4000 vòng, cuộn thứ cấp có 200 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? Muốn máy biến thế trên trở thành máy tăng thế thì ta phải sử dụng máy như thế nào? Máy biến thế này có chạy được với dòng điện không đổi không, tại sao? (2,0 điểm)
Câu 14. Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 36 cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính là 24 cm, AB =1 cm. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh? (tỷ lệ xích tùy chọn) (1,5 điểm)
Câu 15. Tìm vị trí của ảnh và ảnh vừa dựng được cao bao nhiêu ở câu 14. (1,5 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Phần I:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
B |
A |
A |
D |
A |
B |
A |
B |
Phần II:
Câu |
Đáp án và hướng dẫn chấm |
Điểm |
13 |
a/ – Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. – Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường. |
0,5 |
– Cấu tạo: + 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau: Cuộn sơ cấp và cuôn thứ cấp |
0,5 |
|
+ 1 lõi sắt được ghép bằng các lá thép KT được dùng chung cho cả 2 cuộn dây. |
0,5 |
|
– Hoạt động: Đặt 1 HĐT XC vào 2 đầu cuộn sơ cấp của MBT thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp xuất hiện 1 HĐT XC |
0,5 |
|
b. Hiệu điện thế 2 đầu cuộn thứ cấp là: |
1,0 |
|
– Muốn trở thành máy tăng thế, ta đặt 1 HĐT XC vào 2 đầu cuộn dây 200 vòng làm cuộn sơ cấp. |
0,5 |
|
– Máy biến thế này không chạy được với dòng điện không đổi vì từ trường của cuộn sơ cấp xuyên qua cuộn thứ là từ trường không đổi nên không làm xuất hiện dòng điện cảm ứng. |
0,5 |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Vật lí 9 năm 2023 – 2024 Đề cương Vật lý 9 giữa học kì 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.