Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối kì 2 Tin học 12 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo.
Đề cương ôn tập Tin học 12 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Tin học 12 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý 12, đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 12.
Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 12 năm 2023 – 2024
I. Các câu hỏi ôn tập
Câu 1. Khẳng định nào sau đây đúng?
“Cơ sở dữ liệu (CSDL) là tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên …. để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của …. . ”
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau đây để chọn cặp từ cần điền vào chỗ ba chấm (…) tương ứng.
A. thiết bị nhớ, một người
B. thiết bị nhớ, nhiều người.
C. hồ sơ – sổ sách, một người
D. hồ sơ – sổ sách, nhiều người.
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng nhất?
Vai trò của CSDL trong bài toán quản lý.
A. Không quan trọng
B. Bình thường
C. Không có vai trò gì
D. Rất quan trọng
Câu 3. Phương tiện nào dưới đây lưu trữ dữ liệu của một CSDL?
A. Bộ nhớ RAM
B. Bộ nhớ ROM
C. Bộ nhớ ngoài
D. Hồ sơ – sổ sách
Câu 4. Cơ sở giáo dục thường quản lý những thông tin nào dưới đây?
A. Thông tin khách đến thăm, tài liệu và hoạt động giao lưu
B. Thông tin các cuộc gọi, tên và số điện thoại khách đến làm việc
C. Thông tin người học, môn học, kết quả học tập
D. Thông tin các chuyến bay, vé máy bay và lịch bay của cán bộ đi công tác
Câu 5. Các bảng dữ liệu dưới đây, bảng nào KHÔNG PHẢI là một cơ sở dữ liệu?
A. Bảng điểm học sinh lưu trữ trên máy tính
B. Bảng điểm học sinh lưu trữ trên giấy
C. Danh sách bệnh nhân lưu trữ trên máy tính
D. Danh sách khách hàng vay mượn tiền của ngân hàng lưu trữ lên máy chủ mạng LAN
Câu 6. Mô hình nào dưới đây là mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ?
A. Mô hình phân cấp.
B. Mô hình dữ liệu quan hệ.
C. Mô hình hướng đối tượng.
D. Mô hình dữ liệu phân tán.
Câu 7. Khái niệm nào dưới đây KHÔNG dùng để mô tả các yếu tố tạo thành mô hình cơ sở dữ liệu?
A. Cấu trúc dữ liệu
B. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu.
C. Các ràng buộc dữ liệu.
D. Cách tổ chức, lưu trữ dữ liệu.
Câu 8. Mỗi quan hệ trong một file CSDL quan hệ có các đặc trưng chính sau:
A. Các bộ của một quan hệ có thể giống nhau
B. Quan hệ có tên riêng và có thể đặt tên giống nhau
C. Quan hệ có tên riêng phân biệt, chỉ khi nào trên các file CSDL khác nhau tên quan hệ mới có thể khác nhau
D. Các bộ của một quan hệ không được giống nhau
Câu 9. Cấu trúc dữ liệu là:
A. Cách thức tổ chức dữ liệu
B. Cách lưu dữ liệu trên máy tính
C. Cách thức mô tả dữ liệu
D. Giả thiết của bài toán
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm CSDL?
A. CSDL là tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu.
B. CSDL là tập dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
C. CSDL chứa dữ liệu đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
D. CSDL chứa dữ liệu đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của một người.
Câu 11. Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL?
A. Bán vé máy bay
B. Quản lý học sinh trong nhà trường
C. Bán hàng có quy mô
D. Tất cả đều đúng
Câu 12. Về mặt cấu trúc, Mô hình dữ liệu quan hệ được thể hiện trong đối tượng nào sau đây?
A. các bả
B. các biểu mẫu.
C. các báo cáo.
D. một cột (một thuộc tính) trong bảng.
Câu 13. Xét về mặt cấu trúc, Thuộc tính Trường (Field) trong mô hình dữ liệu quan hệ được hiểu là
A. Cột của bản
B. Hàng của bảng
C. Tính chất của trường
C. Mô tả trường
Câu 15. Sau khi tạo liên kết giữa các bảng trong mô hình dữ liệu quan hệ, có thể thực hiện công việc nào dưới đây?
A. Tổng hợp dữ liệu chỉ từ 1 bảng
B. Tổng hợp dữ liệu chỉ từ 2 bảng
C. Tổng hợp dữ liệu chỉ từ 3 bảng
D. Tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng
Câu 16. Trong mô hình dữ liệu quan hệ, truy vấn dữ liệu KHÔNG giúp thực hiện công việc nào dưới đây?
A. Sắp xếp các bản ghi
B. Chọn các bản ghi thỏa mãn điều kiện cho trước
C. Chọn các trường để hiển thị, thực hiện tính toán, tính tổng điểm, tổng
D. Định dạng theo mẫu và in dữ liệu.
Câu 17. Dữ liệu nào sau đây KHÔNG là một CSDL của một tổ chức?
A. Bảng điểm học sinh
B. Bảng hồ sơ bệnh nhân
C. Bảng dữ liệu Khách Hàng
D. Tệp văn bản
Câu 18. Trong các dữ liệu sau đây, đâu là một CSDL?
A. Một bảng điểm của học sinh
B. Một văn bản
C. Một bản vẽ
D. Một bài trình chiếu
Câu 19. Chọn đáp án sai?
Khi sử dụng CSDL quản lý học sinh trên máy tính điện tử:
A. Phức tạp, không tiện dụng
B. Có thể cập nhật thường xuyên thông tin học sinh
C. Sắp xếp danh sách học sinh theo một tiêu chí nào đó
D. Tìm kiếm các học sinh theo ý muốn
Câu 20. Để quản lý thông tin người dùng số điện thoại của nhà mạng Vinaphone, các nhà quản lý thường xây dựng cấu trúc:
A. CSDL người dùng trên máy tính
B. dữ liệu người dùng trên giấy
C. dữ liệu người dùng trên tệp văn bản
D. D. dữ liệu người dùng trên tệp Powerpoint
Câu 21. Bạn Nam có nhiều đĩa nhạc CD. Để nhanh chóng tìm được bài hát ưa thích, bạn đó đã xây dựng một chương trình cho phép nhập lần lượt thư mục của các CD bài hát vào bộ nhớ RAM và xác định xem bài hát mình ưa thích được ghi trên đĩa nào. Điều nào sau đây là đúng?
A. Chương trình của bạn Nam chưa phải là cơ sở dữ liệu vì thông tin chưa được ghi ở bộ nhớ ngoài.
B. Chương tình đó là cơ sở dữ liệu vì nó đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin của bạn Nam.
C. Chương trình Nam xây dựng chưa phải là cơ sở dữ liệu vì sản phẩm phần mềm đó chỉ có một người dùng.
D. CD là bộ nhớ ngoài, như vậy thông tin đã được ghi ở bộ nhớ ngoài và vì vậy chương trình của Nam là một cơ sở dữ liệu.
Câu 22. Chọn câu trả sai nhất?
Trong mô hình dữ liệu quan hệ, khi lưu trữ CSDL trên bộ nhớ ngoài thì ta cần quan tâm:
A. Dung lượng của CSDL
B. Dung lượng bộ nhớ ngoài
C. Tốc độ lưu trữ của máy tính
D. Mạng internet của máy tính
Câu 23. Chọn câu trả lời sai? Các bảng trong mô hình dữ liệu, khi lựa chọn thông tin được đưa vào ta cần quan tâm:
A. Mối quan hệ giữa các thuộc tính
B. Số thuộc tính cần đưa vào
C. Thuộc tính nào mang tính ràng buộc
D. Cho càng nhiều thuộc tính càng tốt
Câu 24. Giả sử một bảng có hai trường SOBH (số bảo hiểm) và trường HOTEN (họ tên), ta chọn trường SOBH làm khoá chính vi:
A. Trường SOBH chứa giá trị ngắn hơn
B. Trường SOBH là trường kiểu số, trong khi trường HOTEN không phải là trường kiểu số
C. Trường SOBH chứa giá trị duy nhất, trong trường HOTEN có thể chứa giá trị giống nhau
D. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN
Câu 25. Các phát biểu nào dưới đây SAI?
A. Mối liên kết giữa các quan hệ được xác lập trên thuộc tính khóa.
B. Hai quan hệ có các thuộc tính với tên giống nhau mới xác lập được liên kết.
C. Trong một quan hệ có thể có nhiều khóa chính.
D. Khóa chính là dùng để phân biệt giữa các bản ghi với nhau
Câu 26. Báo cáo được sử dụng để in loại thông tin nào dưới đây?
A. Về cấu trúc quan hệ.
B. Về các mối liên kết giữa các quan hệ.
C. Về các bộ trong quan hệ.
D. Về kiểu dữ liệu có trong quan hệ.
Câu 27. Giả sử một quan hệ đã có dữ liệu, thao tác nào dưới đây có thể làm thay đổi dữ liệu quan hệ.
A. Xóa một thuộc tính.
B. Truy vấn CSDL.
C. Xem dữ liệu.
D. Kết xuất báo cáo
Câu 28. Tạo bảng trong CSDL quan hệ nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Khai báo cấu trúc để lưu trữ dữ liệu
B. Xác định các đối tượng của tổ chức.
C. Tạo ra một khuôn mẫu để trình bày và in ấn dữ liệu.
D. Tạo ra giao diện thuận tiện để nhập dữ liệu.
Câu 29: Thành phần nào sau đây cho phép thực hiện các thao tác với CSDL quan hệ:
A. Hệ QT CSDL quan hệ
B. Hệ CSDL quan hệ
C. Hệ CSDL
D. Mô hình dữ liệu quan hệ
Câu 30: Trong mô hình quan hệ, thuật ngữ quan hệ để chỉ:
A. Bộ
B. Liên kết
C. Thuộc tính
D. Bảng
Câu 31: Trong mô hình quan hệ dữ liệu, một dòng của bảng được xem là:
A. Bộ
B. Thuộc tính
C. Bản ghi
D. Liên kết
Câu 32: Trong mô hình quan hệ dữ liệu, một cột của bảng được xem là:
A. Bộ
B. Thuộc tính
C. Bản ghi
D. Liên kết
Câu 33: Tạo liên kết giữa các quan hệ nhằm mục đích:
A. Tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng
B. Nhập thông tin dễ dàng
C. In dữ liệu theo khuôn dạng
D. Để xem, sửa và nhập dữ liệu
Câu 34: Hãy chọn phương án ghép đúng. Liên kết giữa các bảng được dựa trên :
A. thuộc tính khoá
B. ý định người quản trị hệ CSDL
C. các thuộc tính trùng tên nhau giữa các bảng
D. ý định ghép các bảng thành một bảng có nhiều thuộc tính hơn
Câu 35: Tìm phương án ghép sai. Thao tác sắp xếp bản ghi:
A. chỉ thực hiện sắp xếp trên một trường
B. có thể thực hiện sắp xếp trên một vài trường với mức ưu tiên khác nhau
C. không làm thay đổi vị trí lưu các bản ghi trên đĩa
D. để tổ chức lưu trữ dữ liệu hợp lí hơn
Câu 36: Thao tác nào với báo cáo được thực hiện cuối cùng?
A. chọn bảng và mẫu hỏi
B. sắp xếp và phân nhóm dữ liệu, thực hiện tổng hợp dữ liệu
C. so sánh đối chiếu dữ liệu
D. in dữ liệu (in báo cáo)
Câu 37: Câu nào sai trong các câu sau:
A. Báo cáo có khả năng phân nhóm dữ liệu
B. Có thể tạo thêm cột số thứ tự trên dữ liệu báo cáo hoặc trên từng nhóm dữ liệu của báo cáo
C. Báo cáo có chế độ xem trước khi in
D. Dữ liệu trên biểu mẫu không sắp xếp được
Câu 38: Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ?
A. Sắp xếp các bản ghi
B. Sắp xếp thứ tự các thuộc tính
C. Thiết lập , sửa đổi liên kết giữa các bảng
D. Tạo các truy vấn
Câu 39: Thao tác nào sau đây không là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Xem dữ liệu
B. Thêm bản ghi
C. Xoá bản ghi
D. Thêm hoặc bớt thuộc tính trong cấu trúc
Câu 40: Thao tác nào sau đây không là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Nhập dữ liệu ban đầu
B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp
C. Thêm bản ghi
D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng
…….
PHẦN THỰC HÀNH (3Đ)
Bài 1:
Cho CSDL của một cửa hàng bán lẻ gồm các bảng sau.
Họcsinh (MaHS, Hoten, Ngaysinh, Gioitinh, Diachi)
Mônhọc (MaMH, TenMH)
Bảngđiểm (ID, MaHS, MaMH, Diemso)
Câu 1. Hãy tạo các bảng trên với các trường có kiểu dữ liệu phù hợp.
Câu 2. Hãy xác định các liên kết giữa các bảng, sau đó nhập dữ liệu cho mỗi bảng ít nhất 03 bản ghi.
Câu 3. Hãy hiển thị danh sách học sinh có điểm số >=8 chứa các trường sau: MaHS; Hoten; Ngaysinh; TenMH; Diemso, lưu tên Q_Cau3
Bài 2: Thiết kế cơ sở dữ liệu lưu với tên: QL_THU_VIEN gồm có 3 bảng sau:
Bảng SACH(Ma_sach, Ten_sach, Tac_gia, Nha_xuat_ban).
Bảng DOC_GIA(Ma_doc_gia, Ten_doc_gia, Dia_chi).
Bảng MUON_SACH(Stt, Ma_doc_gia, Ma_sach, Ngay_muon, ngay_tra).
Yêu cầu:
- Lưu đúng tên tệp CSDL và tên các bảng, tên các Trường đúng.
- Chọn kiểu dữ liệu phù hợp cho các Trường của bảng.
- Chỉ định khóa chính đúng (nếu có) cho các bảng.
- Nhập dữ liệu mỗi bảng là 3 bản ghi.
- Tạo liên kết giữa các bảng.
- Tạo biểu mẫu có tên: CAP_NHAT_SACH và nhập thêm 1 bản ghi cho bảng SACH. Trên biểu mẫu tạo nút lệnh có chức năng xóa bản ghi.
- Lọc ra những Ma_doc_gia mượn sách sau ngày 11/11/2016 và trả trước ngày 20/11/2016.
- Viết ra Ten_sach và Ten_doc_gia mượn sách vào một ngày nào đó đối với CSDL trên.
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Tin học 12 năm 2023 – 2024
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối kì 2 Tin học 12 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.