Bạn đang xem bài viết Đề ôn thi Trạng Nguyên Toàn Tài Tiểu học năm 2023 – 2024 Ôn thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 1, 2, 3, 4, 5 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề ôn thi Trạng Nguyên Toàn Tài Tiểu học năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh lớp 1, 2, ,3, 4, 5 luyện giải đề thi, nắm thật chắc các dạng bài tập thường gặp trong đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài để ôn thi hiệu quả hơn.
Mỗi vòng thi Trạng Nguyên Toàn Tài gồm 3 bài thi, kiến thức được phân bố như sau: 1 bài Toán; 1 bài Tiếng Anh; 1 bài tổng hợp các môn Tự nhiên & xã hội (Địa lí, Lịch sử, Khoa học), Tiếng Việt. Với bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Toàn Tài từ lớp 1 đến lớp 5 trong bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp các em ôn tập thật tốt:
Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 1
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI – CẤP HUYỆN
Bài 1: Mèo con nhanh nhẹn
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng.
Bài 2: Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, những ô không đúng với các chủ đề, em không nối.
Bài 3: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng.
1. Người trong ảnh làm nghề gì?
A. kĩ sư
B. thợ hàn
C. bác sĩ
D. đầu bếp
2. Quả gì chỉ có một hạt?
A. quả dưa hấu
B. quả ổi
C. quả na
D. quả nhãn
3. Quả gì có múi?
A. quả lê
B. quả mận
C. quả nho
D. quả cam
4. Đồ vật nào thường có trong phòng tắm?
A. dao
B. chậu
C. quạt
D. giường
5. Đây là biển báo gì?
A. cấm rẽ trái
B. cấm đỗ
C. cấm người đi bộ
D. cấm rẽ
6. Từ nào dưới đây viết sai chính tả?
A. trăn màn
B. thợ lặn
C. búp chè
D. con trăn
7. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. trùm nho
B. cá trép
C. cá chắm
D. chùm nho
8. Con vật nào dưới đây có vần “ăn”?
A. con trăn
B. con lợn
C. con khỉ
D. con gấu
9. Từ nào dưới đây có vần “ep”?
A. bếp ga
B. tốp ca
C. con tép
D. gạo nếp
10. Câu “Mùa hè, ve râm ran, sen nở thắm hồ.” không có vần nào?
A. âm
B. an
C. ăm
D. im
Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 2
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI – CẤP HUYỆN
Bài 1: Mèo con nhanh nhẹn
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng.
Bài 2: Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, những ô không đúng với các chủ đề, em không nối.
Bài 3: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Đồ vật nào dưới đây không phải là đồ dùng học tập?
2. Đồ vật nào dưới đây là đồ dùng trong gia đình?
3. Bộ phận nào dưới đây không thuộc cơ quan tiêu hóa?
A. dạ dày
B. thực quản
C. tim
D. ruột non
4. Đây là biển báo gì?
A. cấm xe máy và xe thô sơ
B. cấm xe tải
C. cấm xe ô tô
D. cấm người đi bộ
5. Trong bài tập đọc “Câu chuyện bó đũa”, người cha muốn khuyên các con điều gì?
A. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
B. Phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
C. Phải biết bênh vực kẻ yếu
D. Phải biết chăm chỉ lao động
6. Dòng nào dưới đây là câu nêu đặc điểm?
A. Đại bàng bay lượn trên bầu trời.
B. Hổ là chúa sơn lâm.
C. Gà trống gáy gọi mọi người thức dậy.
D. Đám mây trắng như bông.
7. Từ ngữ nào dưới đây viết sai chính tả?
A. triền đồi
B. chiến thắng
C. phát triển
D. cồng triêng
8. Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. giáo giục
B. rổ dá
C. dỗ giành
D. răn dạy
9. Điền từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp vào chỗ trống sau:
Những tia nắng [….] chiếu qua ô cửa sổ.
A. xanh lét
B. trắng muốt
C. đỏ chót
D. vàng hoe
10. Giải câu đố sau:
Hoa gì đo đỏ hồng hồng
Xuân sang đón Tết, ấm nồng yêu thương?
A. hoa sim
B. hoa cúc
C. hoa lan
D. hoa đào
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI – CẤP TỈNH
Bài 1: Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, những ô không đúng với các chủ đề, em không nối.
Bài 2: Mèo con nhanh nhẹn
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng.
Bài 3: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Người phụ nữ sinh ra mẹ của mình được gọi là gì?
A. bà nội
B. bà ngoại
C. bà trẻ
D. bà lão
2. Gia đình Lan có 6 người: ông nội, bà nội, bố, mẹ, Lan và em gái. Hỏi gia đình Lan có bao nhiêu thế hệ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 6
3. Khi đi bộ, chúng ta nên:
A. đi vào đường cao tốc
B. đi lên vỉa hè
C. đi giữa lòng đường
D. đi vào đường dành cho xe thô sơ
4. Cây sống được lâu năm gọi là gì?
A. cây cổ đại
B. cây cổ thụ
C. cây cổ xưa
D. cây cổ tích
5. Người con trai của vua được chỉ định lên ngôi hoàng đế thường gọi là gì?
A. phò mã
B. đại vương
C. thái tử
D. hoàng tử
6. Câu nào dưới đây không phải là câu nêu đặc điểm?
A. Trời trong đầy tiếng rì rào.
B. Đàn gà con nhặt thóc trên sân.
C. Bông hoa rực rỡ trong vườn.
D. Bầu trời trong xanh lạ thường.
7. Đáp án nào dưới đây gồm những từ ngữ chỉ đặc điểm?
A. luồn lách, ngọ nguậy
B. long lanh, lanh lợi
C. lưỡi liềm, lan can
D. đọc sách, nghĩ ngợi
8. Đáp án nào dưới đây không phải là thành ngữ, tục ngữ?
A. Đi đến nơi về đến chốn
B. Đi sớm về khuya
C. Ao sâu tốt cá
D. Đi guốc đau bụng
9. Khổ thơ sau có bao nhiêu từ viết sai chính tả?
Mưa dăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa soan theo gió
Dải tím mặt đường.
(Theo Nguyễn Bao)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
10. Giải câu đố sau:
Quả gì nhiều mắt
Khi chín nứt ra
Ruột trắng nõn nà
Hạt đen nhanh nhánh?
A. mít
B. sầu riêng
C. na
D. dứa
Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 3
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI – CẤP HUYỆN
Bài 1: Mèo con nhanh nhẹn
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng.
Bài 2: Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, những ô không đúng với các chủ đề, em không nối.
Bài 3: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Đâu là cơ quan hành chính tại tỉnh, thành phố?
A. Bệnh viện
B. Đài truyền hình
C. Trường học
D. Ủy ban Nhân dân
2. Việc làm nào dưới đây dễ gây cháy nổ?
A. Tắt hết thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng
B. Để xăng, dầu bên cạnh bếp
C. Lắp đặt nguồn điện an toàn
3. Trò chơi nào dưới đây dễ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác?
A. đuổi bắt nhau
B. cờ vua
C. ô ăn quan
D. đá cầu
4. Trạng thái nào có lợi với cơ quan thần kinh của con người?
A. lo lắng
B. sợ hãi
C. tức giận
D. vui vẻ
5. Bài tập đọc nào dưới đây ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc và sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi tham gia chiến đấu?
A. Hai bàn tay em
B. Người con của Tây Nguyên
C. Nhớ Việt Bắc
D. Cửa Tùng
6. Câu “Hoa đang làm bài tập về nhà.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. Ở đâu?
7. Điền vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh phù hợp.
Mảnh trăng khuyết lơ lửng giữa trời […]
A. như một quả cầu lửa
B. như một chiếc mâm bạc
C. như một chiếc liềm bạc
D. như một dải lụa
8. Từ ngữ nào dưới đây viết sai chính tả?
A. sẻ gỗ
B. chim sẻ
C. thợ xẻ
D. chia sẻ
9. Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. giang tay
B. rang lạc
C. rộn dàng
D. dềnh ràng
10. Giải câu đố sau:
Quả gì nhiều ở miền Nam
Vỏ gai chi chít, tên nghe rất buồn?
A. quả mít
C. quả nhãn
B. quả măng cụt
D. quả sầu riêng
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI – CẤP TỈNH
Bài 1: Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, những ô không đúng với các chủ đề, em không nối.
Bài 2: Trâu vàng uyên bác
Em hãy giúp bạn trâu điền chữ cái còn thiếu vào chỗ trống.
Bài 3: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Đâu không phải là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp?
A. viêm họng
B. viêm phổi
C. viêm gan
D. viêm phế quản
2. Bộ phận nào dưới đây thuộc cơ quan thần kinh?
A. khí quản
B. tuỷ sống
C. thận
D. tim
3. Nơi làm việc của quan lại thời xưa được gọi là gì?
A. giảng đường
B. học đường
C. công trường
D. công đường
4. Em gái của mẹ được gọi là gì?
A. thím
B. mợ
C. dì
D. cô
5. Hoạt động nào dưới đây là hoạt động công nghiệp?
A. trồng trọt
B. chăn nuôi
C. khai thác khoáng sản
D. đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
6. Câu nào dưới đây sử dụng sai dấu phẩy?
A. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.
B. Chào mào, sáo sậu đua nhau bay lên bầu trời.
C. Trên cành những, chú chim họa mi cất tiếng hót.
D. Trên phố, xe cộ đi lại nườm nượp.
7. Khổ thơ sau có bao nhiêu từ viết sai chính tả?
Núi cao ngủ giữa chăn mây
Quả xim béo mọng ngủ ngay vệ đường
Bắp ngô vàng ngủ trên nương
Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn chúc xanh
Chỉ còn dòng suối lượn quanh
Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
(Theo Quang Huy)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
8. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta?
A. Chung lưng đấu cật
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
9. Dòng nào dưới đây là thành ngữ, tục ngữ?
A. Lá rụng về nguồn
B. Một con sâu bỏ vào nồi canh
C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
D. Một giọt máu đào hơn ao nước đục
10. Giải câu đố sau:
Lá gì đi mọi nẻo đường
Theo dòng địa chỉ đến muôn phương nhà?
A. lá thư
B. lá ổi
C. lá mít
D. lá vải
Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 4
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI – CẤP HUYỆN
Bài 1: Mèo con nhanh nhẹn
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng.
Bài 2: Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, những ô không đúng với các chủ đề, em không nối.
Bài 3: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Nước tồn tại ở mấy thể?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
2. Bệnh quáng gà, khô mắt là do thiếu loại vi-ta-min nào dưới đây?
A. vi-ta-min A
B. vi-ta-min B
C. vi-ta-min C
D. vi-ta-min D
3. Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân?
A. Ngô Quyền
B. Lê Hoàn
C. Trần Quốc Toản
D. Đinh Bộ Lĩnh
4. Năm 1010, Lý Công Uẩn đã dời đô về đâu?
A. Hoa Lư
B. Cổ Loa
C. Đại La
D. Huế
5. Đồng bằng Bắc Bộ do hai con sông nào bồi đắp nên?
A. sông Đà và sông Đáy
B. sông Hồng và sông Đà
C. sông Hồng và sông Mã
D. sông Hồng và sông Thái Bình
6. Làng lụa Vạn Phúc thuộc tỉnh, thành phố nào?
A. Hà Nội
B. Hà Nam
C. Hải Phòng
D. Hải Dương
7. Câu hỏi “Các bạn có thể nói nhỏ hơn không?” được dùng làm gì?
A. dùng để hỏi
B. dùng để yêu cầu
C. dùng để bộc lộ cảm xúc
D. dùng để kể
8. Từ nào sau đây có nghĩa là “vụng về, chẳng được việc gì”?
A. đảm
B. đan
C. đoảng
D. đoàn
9. Khổ thơ sau đây có bao nhiêu từ viết sai chính tả?
Ngày nào xoan bé síu
Giờ bỗng vút lưng trời
Dưới gốc cây sám mốc
Bao lá cành khô rơi…
(Theo Trần Đăng Khoa)
A.1
B.2
C.3
D.4
10. Giải câu đố sau:
Để nguyên tàu đến nghỉ ngơi
Thêm huyền đẻ trứng mọi người đều ăn.
Từ để nguyên là từ nào?
A. trạm
B. vịt
C. bến
D. ga
Đề thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 5
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI – CẤP HUYỆN
Bài 1: Mèo con nhanh nhẹn
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng.
Bài 2: Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, những ô không đúng với các chủ đề, em không nối.
Bài 3: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng.
1. Than có nhiều ở đâu?
A. Quảng Ngãi
B. Quảng Ninh
C. Quảng Trị
D. Quảng Bình
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng tính chất của gang?
A. là kim loại màu trắng, ánh kim, nhẹ, có thể kéo thành sợi, dát mỏng
B. là kim loại có tính dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn
C. là hợp kim của sắt và các-bon, cứng, bền, dẻo, dễ kéo thành sợi, khó bị gỉ
D. là hợp kim của sắt và các-bon, cứng, giòn không thể uốn hay kéo thành sợi
3. Làng nghề chiếu cói Nga Sơn thuộc tỉnh thành phố nào của nước ta?
A. Tiền Giang
B. Thanh Hóa
C. Ninh Bình
D. Ninh Thuận
4. Các địa danh Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn gợi cho em nhớ đến sự kiện nào?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
C. Cách mạng tháng Tám năm 1945
D. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
5. Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh diễn ra vào thời gian nào?
A. 1927 – 1928
B. 1929 – 1930
C. 1930 – 1931
D. 1931 – 1932
6. Ở nước ta, đất phe-ra-lít tập trung chủ yếu ở đâu?
A. ven biển
B. đồng bằng
C. đồi núi
D. quần đảo
7. Điền từ còn thiếu trong khổ thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt … làng ta.
(Theo Trần Đăng khoa)
A. ngọc
B. vàng
C. mưa
D. gạo
8. Các cặp quan hệ từ: “không những … mà, không chỉ … mà” biểu thị quan hệ gì?
A. quan hệ
B. quan hệ nguyên nhân – kết quả điều kiện – kết quả
C. quan hệ tăng tiến
D. quan hệ tương phản
9. Khổ thơ sau đây có bao nhiêu từ viết sai chính tả?
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột xoạt gió trêu tà áo biếc
Trên dàn thiên lí. Bóng xuân xang.
(Theo Hàn Mặc Tử)
A.1
B.2
C.3
D.4
10. Giải câu đố sau:
Là ai trên Bạch Đằng Giang
Làm cho cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vung lên?
A. Nguyễn Trãi
B. Ngô Quyền
C. Mạc Đĩnh Chi
D. Lý Nhân Tông
…..
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề ôn thi Trạng Nguyên Toàn Tài Tiểu học
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề ôn thi Trạng Nguyên Toàn Tài Tiểu học năm 2023 – 2024 Ôn thi Trạng Nguyên Toàn Tài lớp 1, 2, 3, 4, 5 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.