Khi nhắc đến các địa điểm tâm linh ở Bali, chắc chắn không thể bỏ qua đền Uluwatu. Là một trong những ngôi đền cổ nhất hòn đảo xinh đẹp này, đền Uluwatu có vị trí vô cùng ấn tượng: nằm trên vách đá gồ ghề ven biển, cách mặt nước biển 76m. Ngoài ra, lối kiến trúc bản địa, các hoạt động lễ hội thú vị và khung cảnh nơi đây lúc hoàng hôn cũng say đắm lòng người không kém.
Vài nét về đền Uluwatu
Tọa lạc ở phía nam đảo Bali, cách thị trấn trung tâm Kuta chừng 50km, tên đầy đủ của đền Uluwatu là Pura Luhur Uluwatu. Đền mang nét đặc trưng của kiến trúc Bali với các tầng mái lợp lá cọ chồng xếp lên nhau. Điều làm du khách ấn tượng nhất chính là ngôi đền nằm trên vách đá gồ ghề ven biển cao 76m, được chạm khắc từ đá san hô đen. Trong tiến Bali, Ulu nghĩa là “đỉnh”, “mỏm”, còn watu là “đá”, nên có thể hiểu Uluwatu là “mỏm đá”.

Nằm trên mỏm đá cheo leo, ngôi đền làm bao du khách xao xuyến trước khung cảnh thiên nhiên tráng lệ xung quang. Nguồn: @_theworldseenthroughm
Ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ thứ 10, là nơi thờ cúng của Hindu giáo và được cho là thần cai quản, bảo vệ hòn đảo khỏi những linh hồn xấu đến từ biển cả.. Đền nằm trong một khu rừng nhỏ vốn là nơi sinh sống của hàng trăm chú khỉ. Người dân nơi đây tin rằng những chú khỉ này sẽ bảo vệ ngôi đền khỏi các tác động xấu từ bên ngoài. Có hai lối vào đền, một từ cổng Nam và một từ cổng Bắc. Cả hai đều là vị trí tuyệt đẹp để ngắm hoàng hôn.
Kiến trúc đền Uluwatu cũng là một nét độc đáo thu hút khách thập phương. Bất cứ ai ghé đến ngôi đền này cũng phải kinh ngạc trước các tầng mái lợp lá cọ đen nhánh được chồng xếp lần lượt lên nhau và không gian yên tĩnh nơi đền thờ linh thiêng. Bao quanh đền là không gian mê ảo, bồng bềnh của những đám mây trên cao, những con sóng xì xào xô bờ, bọt tung trắng xóa.

Kiến trúc mái lợp lá cọ độc đáo ở Bali. Nguồn: @hootholidays
Nhà truyền đạo Dang Hyang Dwijendra – người sáng lập giáo phái Hindu đã từng sống những năm cuối đời ở đây. Do đó ngôi đền mang ý nghĩa tâm linh to lớn. Nhiều người mộ đạo tin rằng ông đã đạt đến cảnh giới thoát tục, về với thánh thần khi đang thiền định tại ngôi đền này. Theo truyền thuyết, Dang Hyang Dwijendra cũng chính là người đã thiết kế đền Uluwatu, cũng như nhiều đền khác ở Bali, Lombok và Sumbawa.
Nhà truyền đạo Dang Hyang Dwijendra – người sáng lập giáo phái Hindu đã từng sống những năm cuối đời ở đây. Do đó ngôi đền mang ý nghĩa tâm linh to lớn. Nhiều người mộ đạo tin rằng ông đã đạt đến cảnh giới thoát tục, về với thánh thần khi đang thiền định tại ngôi đền này. Theo truyền thuyết, Dang Hyang Dwijendra cũng chính là người đã thiết kế đền Uluwatu, cũng như nhiều đền khác ở Bali, Lombok và Sumbawa.
Những điểm độc đáo của đền Uluwatu
Ngoài cảnh quang thiên nhiên và kiến trúc, đền Uluwatu còn nổi danh bởi nhửng tác phẩm điêu khắc của mình. Cả hai cổng vào đền đều là cổng trời với những họa tiết hoa, lá điêu khắc tinh xảo. Phía trước mỗi cổng đều có tượng đầu voi mình người – thần Ganesha, vị thần tượng trưng cho tài trí, hạnh phúc và thành công trong Hindu giáo.

Những bức tượng thần Ganesha được đặt trước cổng đền. Nguồn: @globe_trotteuse96
Phía sau khu đền chính là một bức tượng Brahmin hướng ra biển, được cho là hiện thân của Dhang Hyang Dwijendra, và một ngôi đền nhỏ có hình dáng tựa chiếc thuyền đã đưa ngài cập bến Bali. Dù có niên đại từ thế kỷ 10, các tác phẩm điêu khắc trong đền vẫn được giữ gìn rất tốt, và đã trải qua nhiều đợt trùng tu để bảo tồn những giá trị lịch sử, tâm linh của người dân đảo Bali.
Múa Kecak ở đền Uluwatu
Một nét độc đáo khác không nên bỏ lỡ khi đến đền Uluwatu chính là tiết mục múa Kecak, bắt đầu vào 6:00 giờ chiều . Thông thường, màn trình diễn này chủ yếu phục vụ cho du khách chứ không thuộc nghi thức thờ cúng của đền.
Tiết mục múa gồm 5 phần với nội dung lấy từ sử thi Ramayana. Câu chuyện về chàng Sri Rama, hoàng tử vương quốc Ayodya bị phụ vương mình, quốc vương Dasaratha trục xuất vì tin lầm gian kế của người vợ kế là Kaikeyi. Chàng, cùng vợ mình, nàng Sita, và người em trai thân tín là Laksamana trốn vào rừng sâu, nơi trú ngụ của bầy khỉ. Tên ác quỷ Rahwana, vì si mê sắc đẹp của Sita nên đã bắt cóc nàng. Cùng với sự giúp đỡ của vua khỉ Hanoman và bầy khỉ, hai anh em Rama đã giải cứu thành công nàng Sita khỏi tên Rahwana độc ác.

Nguồn: @sayasyamsu
Các vũ công mặc trang phục truyền thống và thể hiện lại các phân cảnh trong sử thi với tiết tấu nhanh, chậm khác nhau theo ban nhạc . Không giống như các bộ môn múa khác, múa Kecak có sự tham gia của đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Trong các điệu múa sẽ có từ 30 đến cả trăm vũ công nam mình trần, phía dưới quấn sarong, tập trung thành vòng tròn bên những đống lửa bập bùng khi đêm xuống, tạo nên một không khí huyền bí.
Sân khấu biểu diễn Kecak thường nhỏ và trung tâm là một đống lửa để chiếu sáng và tập trung sự chú ý. Cả bài biểu diễn kéo dài khoảng hơn 1 giờ và cuối buổi diễn, du khách có cơ hội chụp ảnh cùng các vũ công và mua các món đồ lưu niệm thủ công có bán quanh khu vực.

Rất đông du khách mong đến đền Uluwatu để đượng thưởng thức màn múa Kecak. Nguồn: @toliq_anshari
Vé xem biểu diễn múa Kecak có giá 100.000 rupiah/người (khoảng 170.000 VND). Bạn có thể mua vé trước khi buổi diễn bắt đầu, và nên đến sớm một chút để có được vị trí ngồi thuận lợi nhất. Tốt nhất là bạn nên đến trước 17:00.
Cảnh hoàng hôn đẹp mê hồn ở đền Uluwatu
Hoàng hôn, thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 18:30 đến 19:00, chính là khoảnh khắc đẹp nhất ở đền Uluwatu. Bạn sẽ phải trầm trồ trước khung cảnh huyền ảo, vẻ đẹp được tạo ra bởi sự kết hợp của trời – đất và biển cả trong sắc vàng khi hoàng hôn buông xuống. Đây là thời điểm mà du khách sẽ có được những bức hình đẹp và ấn tượng nhất của ngôi đền cổ.
Được chế tác từ đá san hô đen, kiến trúc nhiều tầng nổi bật của ngôi đền tạo nên vẻ tương phản hoàn hảo với ánh nắng vàng ruộm của buổi chiều hoàng hôn, đổ những chiếc bóng hình thù độc đáo xuống nền đất.

Hai gam màu đối lập tạo nên vẻ đẹp say đắm của hoàng hôn Uluwatu. Nguồn: @sundaymorningplans
Vui chơi trên bãi biển
Bãi biển Uluwatu là một trong những địa điểm lướt sóng tuyệt vời nhất đảo Bali. Những con sóng lớn, nhanh và mạnh nơi đây giúp những tay lướt sóng thể hiện hết kỹ năng điêu luyện của mình. Đây cũng là nơi được những nhà lướt sóng chuyên nghiệp trong và ngoài nước ưa thích. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm lướt sóng, có lẽ bạn chỉ nên đứng trên bờ và ngắm nhìn.

Cách đi đến đền Uluwatu
Địa chỉ: Đền nằm phía nam Bali, ở làng Pecatu, quận South Kuta.
Đường đến đền khá dễ dàng, nhưng không nằm trên tuyến đường của phương tiện công cộng nào, nên hầu hết du khách chọn đi taxi, thuê xe ô-tô có tài xế hoặc tự lái, hoặc thuê xe máy. Nếu đi từ sân bay Ngurah Rai, bạn sẽ mất tầm 1 tiếng đồng hồ cho 22km. Còn nếu đi từ trung tâm Ubud, đền sẽ cách đó 54km và mất tầm 2 giờ đi xe.
Những ai chưa từng đặt chân đến Bali hẳn sẽ thắc mắc vì sao khoảng cách không quá xa nhưng lại mất nhiều thơi gian vậy. Điều này là bởi đường đến đền Uluwatu là đường hai làn xe nhưng lại rất quanh co, có nhiều cua quẹo.

Nguồn: @farraaah_
Giá vé vào đền: 30.000 rupiah (khoảng 50.000 VND) đối với người lớn và 20.000 rupiah (khoảng 35.000 VND) với trẻ em.
Bạn có thể mua vé ở quầy bán vé trước cổng đền. Quầy chỉ nhận tiền mặt bằng rupi, nên hãy nhớ chuẩn bị một ít tiền lẻ trước khi đến đây.
Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong việc di chuyển và mua vé, cũng như tiết kiệm chi phí hơn, bạn nên đặt trước vé tour ngắn tham quan đền Uluwatu để trải nghiệm những điều hấp dẫn trên.
Thời gian tham quan: 9:00 – 19:00 hàng ngày, nhưng mở cửa 24/24 cho những ai theo Hindu giáo đến với mục đích thờ phụng.
Vào buổi tối, du khách có thể thưởng thức những món ăn ngon cùa địa phương tại một trong những warung (nhà hàng) dọc các vách đá và ngắm trăng trên biển.
Một số lưu ý khi đến thăm đền
Trang phục: Khi đến thăm bất kì ngôi đền nào ở Bali, tất cả du khách, cả nam lẫn nữ đều phải quấn sarong. Nếu không có vật dụng truyền thống này thì bạn có thể mượn miễn phí ở phía ngoài đền.

Những du khách trong sarong đủ màu, tạo nên cảnh tượng nhiều màu sắc trên lối vào đền. Nguồn: @cheanzamora
Những lưu ý khác:

Nguồn: @laura_orlong

Những chú khỉ tinh nghịch ở đền. Nguồn: @hollymlincoln
Nếu bạn vẫn còn phân vân và cần thêm thông tin từ những người đi trước, hãy cùng Inspitrip tìm hiểu kinh nghiệm du lịch Bali tự túc nhé!
Đăng bởi: Quốc Khánh