Bạn đang xem bài viết Độ pH trong nước có ý nghĩa gì? Nên uống nước có độ pH bao nhiêu để tốt cho sức khỏe? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, đặc biệt là độ pH trong nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Vậy độ pH trong nước có ý nghĩa gì? Nên uống nước có độ pH bao nhiêu để tốt cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hàng phải chuyển về
120.000₫
Xem đặc điểm nổi bật
- Sử dụng cho nguồn nước máy, nước uống dùng cho sinh hoạt.
- Kiểm tra chỉ số TDS – nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, phạm vi đo 1 – 9999 ppm, kết quả chuẩn xác +/- 2%.
- Hữu ích để kiểm tra hiệu suất của hệ thống lọc trên máy lọc nước.
- Thể hiện kết quả trên màn hình LCD tiện theo dõi.
- Thương hiệu Delites – Việt Nam, sản xuất tại Trung Quốc.
Xem chi tiết
Độ pH trong nước là gì?
pH là từ viết tắt của thuật ngữ: pondus hydrogenii (độ hoạt động của hydro). pH trong nước thể hiện chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong nước. Trong đó:
- Nếu lượng ion H+ trong nước cao thì dung dịch đó mang tính axit.
- Nếu lượng ion H+ thấp thì nước đó có tính bazơ.
- Nếu lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính (độ pH khi đó xấp xỉ 7).
Độ pH của một số dung dịch phổ biến
Mỗi chất đều tồn tại độ pH nhất định. Dưới đây là độ pH của một số dung dịch phổ biến:
- pH của nước: Nước tinh khiết có pH=7 (Đây là độ pH cho nước sạch và xử lý bằng phương pháp lọc). Đối với các loại nước thông thường thì độ pH là 6 – 8.5 cho nước sinh hoạt và 6.5 – 8.5 cho nước ăn uống.
- pH của nước tiểu: Nước tiểu có độ pH nằm trong khoảng từ 4.6 – 8.5. Độ pH trung bình thường gặp trong khoảng 5. Trong trường hợp pH=4 nghĩa là nước tiểu tính axit mạnh, pH=9 thì nước tiểu có tính bazơ.
- pH của máu: pH của máu nằm trong khoảng từ 7.35 – 8.
Độ pH bao nhiêu là tốt? Nên uống nước có độ pH bao nhiêu?
Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy. Nếu giữ độ pH trong cơ thể người trong khoảng 7.3 – 7.4 và mang tính kiềm thì đây là điều kiện tốt nhất để các tế bào hoạt động bình thường.
Nếu cơ thể mất đi tính kiềm mà chuyển sang tính axit thì lượng axit dư thừa trong cơ thể sẽ gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột,…
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì mọi người nên uống nước có độ pH từ 6.5 – 8.5 để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khoảng này tương ứng với nước có tính kiềm.
Cách cân bằng độ pH trong cơ thể
Ăn nhiều rau, củ, quả xanh
Trong rau củ quả có chứa tính kiềm giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, bổ sung nhiều vitamin cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu tính kiềm bạn nên ăn thường xuyên:
- Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt): Trong cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp kiềm hóa cơ thể hiệu quả.
- Ớt chuông: Ớt chuông có tính kiềm rất cao, ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,…
- Cần tây: Tính kiềm trong cần tây cao, đồng thời trong cần tây còn có chất coumarin và chất phtalic, giúp giảm nguy cơ ung thư và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
- Bơ: Bơ mang tính kiềm mạnh giúp trung hòa axit trong dạ dày và ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Ăn ít bột mì, đường, thịt
Bạn chỉ nên tiêu thụ 40-50 gram protein mỗi ngày để kiểm soát độ pH hiệu quả nhất. Nếu tiêu thụ quá mức, tiêu thụ nhiều hơn giới hạn này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nguyên nhân là bột mì, đường và thịt khi ăn quá nhiều sẽ làm dư thừa axit, gây viêm nhiễm trong cơ thể.
Suy nghĩ tích cực và lạc quan
Khi suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, stress, cơ thể cũng tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe. Vì vậy để giữ được tính kiềm trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, mỗi người cũng nên duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
Tăng cường vận động
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm lượng axit dư thừa và tạo ra một môi trường cân bằng trong cơ thể. Chỉ với 5 phút đi bộ, bạn có thể tạo ra sự khác biệt to lớn cho sức khỏe của mình bằng cách giảm nồng độ axit trong cơ thể và cân bằng độ pH.
Bổ sung đủ nước, nước có tính kiềm
Bổ sung đầy đủ nước, đặc biệt đối với cơ thể dư thừa axit thì nên uống các loại nước giàu tính kiềm để cân bằng lại tính axit. Năm 1965, Bộ Y tế Nhật ra công văn Dược phẩm 763 để công nhận những lợi ích của nước ion kiềm đối với sức khỏe và khuyến khích người dân sử dụng.
Hiện nay một số hãng máy lọc nước đã bắt đầu thấy được tầm quan trọng của độ pH trong cơ thể và tung ra các sản phẩm máy lọc nước tạo nước kiềm. Cụ thể hơn, mời bạn tham khảo một số máy lọc nước ion kiềm điện giải đang được kinh doanh tại Thcslytutrongst.edu.vn dưới đây:
Cách kiểm tra độ pH trên cơ thể người
Kiểm tra độ pH với giấy thử pH
Thời gian tốt nhất để kiểm tra độ pH là khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Bạn chỉ cần làm ướt một mảnh giấy quỳ thử pH bằng nước bọt.
- Độ pH nằm trong khoảng từ 6.5-7.5: Cơ thể đang khỏe mạnh.
- Nếu chệch khỏi pH nước bọt lý tưởngtrong một thời gian dài: Đó là dấu hiệu cơ thể suy yếu, dễ bị bệnh.
Thử pH bằng xét nghiệm nước tiểu
Thận có chức năng điều hòa cân bằng nước và các chất điện giải, trong đó có pH của nước tiểu. Độ axit của nước tiểu cao hay thấp là do nồng độ các axit tự do có trong nước tiểu. Vì thế, thông qua giá trị pH ta có thể kiểm tra được một số rối loạn hay các bệnh về thận. Ví dụ:
- Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh có tính axit nhẹ với độ pH nằm trong khoảng từ 4,8-8,5.
- Nếu độ pH=4 nghĩa là nước tiểu đang có tính axit mạnh. Độ pH thấp, nước tiểu có tính axit cao có thể mắc bệnh đái tháo đường,…
- Nếu độ pH=9 hoặc pH>9 nghĩa là nước tiểu có tính bazơ có thể mắc bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận.
Trên đây là thông tin về độ pH trong nước và ý nghĩa với sức khỏe mà Thcslytutrongst.edu.vn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết để được hỗ trợ nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Độ pH trong nước có ý nghĩa gì? Nên uống nước có độ pH bao nhiêu để tốt cho sức khỏe? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.