Bạn đang xem bài viết Đọc: Rét ngọt – Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 4 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Rét ngọt giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 25, 26. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Rét ngọt – Tuần 2.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Rét ngọt trang 25 của Bài 4 Chủ đề Khung trời tuổi thơ theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 25, 26
Khởi động
Chia sẻ với bạn về một món ăn mà em nhớ nhất.
– Tên
– Màu sắc
– Hương vị
– ?
Trả lời:
Món ăn mà em nhớ nhất là ngô luộc. Ngô luộc có màu vàng ươm. Vị ngọt ngào, hương thơm ngát mà mỗi lần ngửi em đều rất muốn ăn.
Bài đọc
Rét ngọt
Vào độ tháng Chạp, bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xoè hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ. Bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối. Tiếp đó, nhào kĩ chè lam cho thật dẻo, chia ra từng phân bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô. Ăn một miếng chè lam bà làm, cảm nhận vị dẻo, dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc mà thấy cả tháng Chạp xôn xao, rét bỗng dịu lại.
Mùa đông ngọt chè lam, ngọt khoai lang nướng, mặt đứa nào cũng lem nhem như mọc râu mèo, tiếng cười giòn vỡ vang cả cánh đồng. Người lớn đi làm đồng ngang qua nghỉ chân cười theo, vui vẻ cho thêm mấy bắp ngô nếp mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ. Gốc rạ được gom về, đồng lúa to hơn, “bữa tiệc cánh đồng” trở nên rất thịnh soạn. Bà nhìn mặt các cháu lem nhem khỏi bụi rạ rơm, cười hỏi: “Rét có ngọt không?”. Các cháu đồng thanh thật to: “Ngọt, ngọt lắm cơ bà ạ!”.
Nguyễn Thị Việt Hà
– Tháng Chạp: tháng Mười hai âm lịch.
– Chè lam: bánh ngọt làm bằng bột bóng nếp ngào với mặt pha nước gừng.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những chi tiết nào trong đoạn đầu cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu?
Trả lời:
Những chi tiết trong đoạn đầu cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu:
– Bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xoè hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ.
– Bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối.
– Tiếp đó, nhào kĩ chè lam cho thật dẻo, chia ra từng phân bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô.
Câu 2: Các bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi ăn món chè lam của bà?
Trả lời:
Các bạn nhỏ cảm nhận được vị dẻo, dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc mà thấy cả tháng Chạp xôn xao, rét bỗng dịu lại khi ăn món chè lam của bà.
Câu 3: Vì sao nói “bữa tiệc cánh đồng” trở nên rất thịnh soạn?
Trả lời:
Nói “bữa tiệc cánh đồng” trở nên rất thịnh soạn vì:
– Tiếng cười giòn vỡ vang cả cánh đồng.
– Người lớn đi làm đồng ngang qua nghỉ chân cười theo, vui vẻ cho thêm mấy bắp ngô nếp mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ.
– Gốc rạ được gom về, đồng lúa to hơn.
Câu 4: Theo em, những việc làm của bà có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi thơ của các cháu?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đọc: Rét ngọt – Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 4 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.