Bạn đang xem bài viết Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác khi nào? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là Đội) là một tổ chức cộng sản dành cho thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam. Đội do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập nên.
Khi mới thành lập, Đội có tên là Đội Nhi đồng Cứu quốc. Vậy Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác khi nào? Cùng Chúng Tôi tìm câu trả lời!
Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác khi nào?
Đội Thiếu niên Tiền phong được thành lập ngày nào?
Đội Thiếu niên Tiền phong được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đội được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn.
Các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đây chính là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác khi nào?
Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Thể theo nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết cho Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Tên Đội được được duy trì cho đến ngày nay.
Có bao nhiêu lời hứa của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
Có ba lời hứa của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, bao gồm:
1. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy:
- Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
- Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
- Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
- Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
- Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
2. Tuân theo Điều lệ Đội.
3. Giữ gìn danh dự Đội.
Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
Ngày đầu thành lập, Đội có 5 đội viên đầu tiên là:
- Nông Văn Dền (Bí danh: Kim Đồng, đội trưởng).
- Nông Văn Thàn (Cao Sơn).
- Lý Văn Tịnh (Thanh Minh).
- Lý Thị Nì (Thủy Tiên).
- Lý Thị Xậu (Thanh Thủy).
Từ những ngày đầu thành lập, với số lượng thành viên rất khiêm tốn. Dần dà, theo sự nghiệp phát triển của dân tộc, hiện nay Đội một có lực lượng thiếu nên đông đúc. Các đội vên chính là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là tương lai của đất nước.
Các biểu trưng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh bao gồm?
Huy hiệu Đội
Huy hiệu Đội có hình tròn; ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng; ở dưới có băng chữ “SẴN SÀNG”.
Nền đỏ sao vàng là màu cờ Tổ Quốc, măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên – thế hệ tương lai của dân tộc. Băng chữ “SẴN SÀNG” là khẩu hiệu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Cờ Đội
Cờ Đội có nền màu đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Ở giữa là hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng yêu nước, là niềm vinh dự và tự hào của Đội.
Khăn quàng đỏ
Khăn quàng đỏ có hình tam giác cân, đường cao bằng 1/4 cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đội viên sẽ đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong giờ sinh hoạt và hoạt động của Đội.
Đội ca
Đội ca là bài hát “Cùng nhau ta đi lên” của nhạc sĩ Phong Nhã.
Khẩu hiệu Đội
Khẩu hiệu của Đội: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!”
Như vậy, chúng ta đã biết được Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác khi nào. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chính là mầm non tương lai của đất nước. Các em cần nhận được sự quan tâm và giáo dục đến từ nhà trường và xã hội. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ bài viết của Chúng Tôi nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác khi nào? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan: