Bạn đang xem bài viết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì Giáo dục công dân lớp 6 trang 13 sách Kết nối tri thức tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì giúp các em học sinh lớp 6 nắm chắc kiến thức, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi SGK Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức trang 13, 14, 15, 16.
Đồng thời, cũng giúp các em biết cách xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị thật tốt cho tiết học GDCD 6 Bài 3 KNTT theo sách mới.
I. Khởi động GDCD 6 bài 3
Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ chiến thắng.
- Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được.
Gợi ý trả lời
– Những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì:
1. Cần cù bù thông minh
2. Có chí thì nên.
3. Hữu chí cánh thành.
4. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
5. Mưu cao chẳng bằng chí dày.
6. Thua keo này bày keo khác.
7. Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
8. Ai đội đá mà sống ở đời.
9. Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
10. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
12. Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước
II. Khám phá GDCD 6 bài 3
Câu 1
a) Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ trạng nguyên?
b) Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?
Gợi ý trả lời
a) Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực để thi đỗ trạng nguyên: tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng, ngày nhặt củi, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết.
b) Em hiểu siêng năng, kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
Câu 2
Em hãy quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
a) Xác định các hành vi, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì và chưa thể hiện siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh?
b) Kể thêm các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết?
Gợi ý trả lời:
a) Việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì: 1, 2, 3
Chưa thể hiện siêng năng, kiên trì: 4
b) Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết: đi học, đi làm đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, không nản lòng khi gặp bài toán khó…
III. Luyện tập GDCD 6 bài 3
Câu 1
Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
– Theo em, bạn trong tranh cần làm gì để có kết quả học tập tốt hơn?
– Bạn Nam đã siêng năng, kiên trì như thế nào để thực hiện ước mơ của mình?
Gợi ý trả lời
– Theo em, bạn trong tranh cần kiên trì và chăm chỉ hơn trong học tập để có kết quả học tập tốt hơn.
– Bạn Nam đã siêng năng, kiên trì tập luyện bóng đá hằng ngày để thực hiện được ước mơ của mình.
Câu 2
Xử lý tình huống
Gợi ý trả lời
TH1:
a) Theo em, Hân nên tham gia. Tại vì đó là cơ hội để bạn học hỏi và trau dồi thêm những gì mà bạn đang thiếu.
b) Hân cần cố gắng, kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
TH2:
a) Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính chăm chỉ và kiên trì.
b) Nếu là bạn của Hoa em sẽ khuyên bạn nên cố gắng chăm chỉ tham gia, vì qua các phong trào này bạn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là trau dồi cho bạn 1 lượng kiến thức khác lớn.
IV. Vận dụng GDCD 6 bài 3
Câu 1
Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì và viết bài học rút ra từ tấm gương đó?
Gợi ý trả lời:
Tấm gương về siêng năng, kiên trì là: Nguyễn Ngọc Kí.
Thầy Nguyễn Ngọc Kí dù ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình luyện viết chữ bằng hai chân và trở thành nhà giáo ưu tú, là người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.
Bài học rút ra từ tấm gương đó là dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội.
Câu 2
Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thầy cô và các bạn?
Gợi ý trả lời:
Biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì
- Dậy muộn.
- Lười tập thể dục buổi sáng
- Lười làm bài tập về nhà
- Chưa giúp bố mẹ việc nhà mỗi khi rảnh rỗi….
Kế hoạch khắc phục
- Lập thời gian biểu cho mình: Ví dụ sáng dậy từ mấy giờ, ….
- Dậy sớm.
- Kiên trì tập thể dục.
- Làm bài tập thường xuyên,…
Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì
1. Siêng năng, kiên trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì
a. Khái niệm:
- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cụ, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
b. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
– Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập:
- Đi học đều (chuyên cần).
- Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập.
– Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động:
- Chăm chỉ làm việc không ngại khó.
- Làm việc thường xuyên, liên tục.
- Kiên trì lao động dù gặp khó khăn cũng không nản chí.
– Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong cuộc sống:
- Luôn trau dồi kiến thức hằng ngày.
- Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống.
2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
- Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì Giáo dục công dân lớp 6 trang 13 sách Kết nối tri thức tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.