Không phải là đầm nước mênh mông cánh chim rợp trời như vườn Quốc gia Tràm Chim, không phải là rừng tràm rộng lớn của khu di tích Xỏe Quýt hay đầm sen thướt tha tại Tháp Mười. Phước Kiến Tự hay còn được gọi là chùa Lá Sen với khoảng không gian thanh tịnh, thoáng đãng cũng là điểm đến hot trong hành trình khám phá Đồng Tháp mà bạn nhất định không được bỏ lỡ.
Phước Kiến Tự là điểm đến quen thuộc của người dân địa phương nơi đây và cũng là nơi gây sự tò mò và bất ngờ cho du khách khi đến tham quan nơi đây. Vậy vì sao ngôi chùa này lại đem đến nhiều cảm xúc cho du khách vậy. Cùng chúng mình ghé thăm và tìm hiểu về chốn tâm linh này qua bài viết Ghé thăm Phước Kiến Tự – 5+ điều siêu thú vị nhất định phải biết nhé!
1. Những thông tin cần biết về Phước Kiến Tự
1.1 Giới thiệu về Phước Kiến Tự
Phước Kiến Tự hay còn được gọi là chùa Lá Sen (Lotus Pagoda) là một trong những ngôi chùa tại Đồng Tháp được người dân yêu thương và thường xuyên ghé thăm nơi đây. Đến với Phước Kiến Tự, chắc hẳn bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi lối kiến trúc cổ kính và không khí quang đang tại đây khiến ngời ta thanh tịnh. Tuy nhiên Đồng Tháp còn nhiều ngôi chùa khác đẹp và có lối kiến trúc độc đáo hơn. Tái sao nơi đây vaaxnn dành được nhiều tình cảm như vậy?
Nơi đây ngoài không gian an tĩnh thì hồ sen đặc biệt luôn là điều khiến người dân và du khách chú ý đến mỗi khi đến đây. Được xây dựng từ thời vua Thiệu Trị, đây được coi là ngôi chùa lớn, uy nghi. Tuy nhiên không may là vào năm 1966, bom đạn chiến tranh đã làm sập hoàn toàn ngôi chùa. Sau năm 1975, chùa được xây lại với kiến trúc đơn giản không cầu kỳ bao gồm: cổng vào, tháp thờ Phật Quan Âm và chính điện. Bởi vì sự tàn phá của chiến tranh mà nơi đây để lại nhiều hố bom, sư trụ trì chùa thấy vậy đã cải tạo và dùng các hố đó làm thành hồ sen bây giờ.

Phước Kiển Tự
1.2 Các thông tin hữu ích về Phước Kiến Tự
- Địa chỉ: Hòa Tân, Châu Thành District, Đồng Tháp Province, Vietnam
- Bản đồ Maps: tại đây
- Giờ mở cửa: 7AM- 6PM
- Liên hệ: +84 389 414 163
- Phí chụp hình với lá sen: 20.000đ/ người
- Sân bay gần nhất: sân bay Trà Nóc Cần Thơ và sân bay Tân Sơn Nhất Hồ Chí Minh
- Phương tiện di chuyển tiện nhất: xe khách, xe limousine, xe ô tô riêng, máy bay,…
- Mùa đông khách nhất: Với từng mốc thời gian riêng sẽ có những nét đẹp riêng nên bạn có thể đến đây quanh năm
- Lưu ý quan trọng nhất: chú ý đề phòng trộm cắp, di chuyển cẩn thận, ăn mặc lịch sự , cử chỉ thái độ nghiêm túc và mang theo áo khoác kính mát tránh nắng
2. Di chuyển đến Phước Kiến Tự
2.1 Di chuyển từ các tỉnh đến Đồng Tháp
Bởi vì Đồng tháp nằm khá gần với sân bay Trà Nóc tại Cần Thơ và sân bay Tân sơn Nhất tại Hồ Chí Minh nên nếu ở các tỉnh xa thì bạn có thể đến một trong hai sân bay và đi xe khách hoặc thuê xe hoặc sử dụng phương tiện cá nhân để đến được Đồng Tháp
Di chuyển từ Cần thơ:
Từ Cần Thơ đến Đồng Tháp chỉ mất khoảng 100km đường bộ nên bạn có thể đi xe khách, thuê xe máy thăm thú Cần Thơ trước hoặc sử dụng phương tiện cá nhân có sẵn để di chuyển.
Xe khách: Đối với loại phương tiện này, bạn có thể tham khảo giá vé hoặc đên bên xe để mua vé. Những hãng xe uy tín với mức giá phải chăng có thể kể đến Phương Trang, Hoàng Long…giá vé khoảng 100.000đ/vé tùy thời điểm đặt vé và hãng xe bạn chọn.
Phương tiện cá nhân: Đối với phương tiện cá nhân có thể là ô tô hoặc xe máy, bạn có thể di chuyển chủ động và ngắm quang cảnh xung quanh theo hai tuyến đường chính. Cụ thể
Đường thủy: Sẽ là trải nghiệm thú vị khi đến Đồng Tháp bằng đường thủy. Tuyến đường này sẽ mất nhiều thời gian cũng như chi phí hơn so với cung đường bộ nhưng sẽ là trải nghiệm đặc biệt chỉ có tại miền Tây. Nếu như bạn có hứng thú thì có thể mua vé tại Mekong Eyes địa chỉ số 5/150 KDC số 9/Đường 30/4 quận Ninh Kiều.
Di chuyển từ Hồ Chí Minh:
Xe khách: Các hãng xe uy tín tuyến Hồ Chí Minh – Đồng Tháp có thể kể đến hãng xe Phương Trang, Mai Long, Công Danh, Quốc Hoàng,.. với mức giá từ 150.000đ – 200.000đ.
Phương tiện cá nhân: Với xe máy hoặc ô tô riêng, bạn có thể theo cá c tuyến đường dưới đây đến Cao Lãnh từ Hồ Chí Minh:
Di chuyển từ Vĩnh Long
Đi về hướng Nam lên Đinh Tiên Hoàng về phía Hẻm 112. Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 vào QL1A tới Cần Thơ. Đi khoảng 7km nữa thì rẽ phải vào ĐT908,đi đến ngã 4 rẽ phải vào ĐT854. Chạy khoảng 10 km là gặp chỗ giữ xe vào chùa Lá Sen tại Bãi Đậu Xe Út Huỳnh Miễn Phí Tại Cầu Số 6 là đến chùa
Các tỉnh miền Tây
Ngoài ra từ các tỉnh miền Tây di chuyển đến Đồng Tháp bạn có thể sử dụng phương tiện đi bằng đường thủy để trải nghiệm được nét đặc trưng vùng sông nước nơi đây. tTreen đường đến đây đôi khi bạn sẽ bắt gặp các khu chợ nổi đang hoạt động đấy. Đừng bỏ lỡ nhé!
Từ các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam
Xuất phát tại các tỉnh ở xa, phương tiện khả dụng nhất là máy bay. Bạn có thể đến Hà Nội hoặc Đà Nẵng để bay đến Cần Thơ hoặc Sài Gòn. Đường bay Cần Thơ không quá nhiều chuyến nhưng nếu bay đến Hồ Chí Minh bạn có thể bay được ở sân bay Cát Bi (hải Phòng), Vân Đồn (Quảng Ninh) và sân bay Nội Bài (Hà Nội) ở phía Bắc và có sân bay Phú bài (Huế), sân bay Đà Nẵng dể tiện cho việc di chuyển.
Ngoài ra tàu hỏa hoặc xe khách cũng sẽ là sự lựa chọn không tồi nếu khỏang cách của bạn đến Đồng Tháp không quá xa hoặc bạn muốn ghé thăm các điểm khác trước khi đến Đồng Tháp
2.2 Di chuyển từ Cao Lãnh đến Phước Kiến Tự
Từ thành phố Cao Lãnh di chuyển đến chùa mất gần 1 giờ rưỡi đồng hồ di chuyển với khoảng cách 50.4km. Tuy vậy con đường sẽ không quá ngoằn nghoèo và tương đối dễ đi. Bạn có thể vừa sử dụng google maps và hỏi người dân trên đường đi để tránh đi nhầm đường hoặc mất nhiều thời gian
3. Những điều thú vị tại Phước Kiến Tự
3.1 Có nhiều người không biết ngôi chùa thuộc tỉnh Đồng Tháp
Bởi vì ngôi chùa gần với tỉnh cần Thơ và Vĩnh Long nên người ta thường nhầm tưởng là chùa thuộc các tỉnh này nên những cách gọi chùa Lá Sen Cần Thơ hay chùa Lá Sen Vĩnh Long cũng từ đó mà ra.
Chùa nằm gần hai tỉnh trên nên người dân của hai tỉnh nói trên cũng rất thường xuyên đến Phước Kiến Tự để thăm quan, đi lễ . Vậy nên đừng lấy làm lạ nếu như bạn đến chùa thấy số lượng người tỉnh khác nhiều nhé. Bởi đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng nên các Phật tử đi lễ vào các dịp trong tháng hoặc các ngày đặc biệt trong năm.

Phước Kiển Tự
3.2 Giống sen đặc trưng chỉ chùa mới có
Loài sen xuất hiện tại chùa năm 1992, với tên khoa học là Victoria regia xuất phát từ vùng Amazon. Người dân thường gọi với cái tên như Sen Vua, Súng nia, cây nong tầm,….
Lá sen siêu to khổng lồ với đường kính có thể thay đổi theo thời tiết. Mùa khô sen rút lại chỉ còn khoảng 1 – 1.5m nhưng vào mùa nước dâng thì lá sẽ có thể có đường kính lên đến 3, 4m tùy theo lá và chứa được người với trọng lượng khoảng 70 – 80kg. Không biết tự bao giờ mà lá sen nơi đây đã trở thành biểu tượng của ngôi chùa, tên gọi chùa Lá Sen được gọi từ khi đấy. Những lá sen to với phần mép sen từ 3 – 5cm để tránh nước tràn vào lá nhìn giống như những chiếc nón quai thao của liền anh, liền chi ở Bắc Ninhh đội lên và mang đến những câu ca quan họ tuyệt vời. Sen tại đây cũng vậy. Sự thanh tịnh, an tĩnh dường như được tôn lên hơn nữa vào mỗi độ sen nở,

Phước Kiển Tự
Những bông sen trắng ngần tinh khiết luôn gắn với hình ảnh quê hương, hình hảnh người dân Viêt Nam kiên cường, bất khuất, thuần khiết khiến cho quang cảnh ngôi chùa trở nên càng xinh đẹp, bình dị nhưng vẫn khiến say đắm lòng người khi đến tham quan.
Lá sen ở phía mặt dưới có những cái gai với mục đích bảo vệ lạ, tránh sự tấn công của các loài động vật trong chùa. Hoa sen cũng có mà sắc khác với hoa sen của Việt Nam. Hoa sen nở trong 3 ngày và mỗi ngày nở 2 lần, chuyển màu liên tục. Hoa nở lần đầu vào khoảng 6 giờ tối, tỏa hương thơm ngát đến 12 giờ sáng hôm sau thì bắt đầu khép lại. Tầm 3 giờ hoa lại nở, đến khoảng 4 – 5 giờ chiều thì khép cánh. Từ màu trắng hồng ban đầu, mỗi lần hoa nở sẽ sẫm hơn một chút đến khi tàn sẽ có màu tím thẫm. Đây cũng là sự đặc biệt mà không có giống sen nào trong nước có và cũng rất ít gặp ở các nước Đông Nam Á.

Phước Kiển Tự
3.3 Sự tích tại ngôi chùa
Ngôi chùa lưu truyền câu chuyện về chim hạc thần thường bay đến chùa, đậu lên cụ rùa trăm tuổi. Tương truyền sư trụ trì Thích Huệ Từ thấy được cảnh chim Hạc bị nhốt nên đã bỏ tiền mua và phòng thích chim Hạc. Nhưng chim Hạc không bay đi và bay theo dấu sư trụ trì vay về tới Phước Kiến Tự.
Tuy nhiên tập tính của Hạc là ăn mặn, nhận ra điều đó và cảm thấy Hạc không hợp với cách sống trong chùa nên nhà sư đã đuổi chú Hạc đi để Hạc có thể thoải mái với cuộc sống riêng của mình. Cụ Rùa đã thân thiết với Hạc nhưng như mọi ngày cụ đến tìm Hạc lại không thấy Hạc đâu nữa. Cụ rùa buồn và cũng qua đời 3 ngày sau đó. Câu chuyện về Hạc và cụ Rùa cũng được lưu truyền từ đó.

Phước Kiển Tự
Cũng có tương truyền về chú Hạc luôn đến chùa và đậu trên lưng cụ Rùa nhưng bông một hôm có người muốn đưa Hạc vào khu bảo tồn và từ đó thì không còn ai thấy hạc đến chùa nữa
3.4 Những câu chuyện cụ rùa trăm tuổi
Cụ Rùa trăm tuổi cũng có những câu chuyện được kể lại từ ngày xưa. Có lẽ ai cũng đã iết Rùa là một trong Tứ Linh trong quan niệm dân gian nước ta bao gồm: Long Lân, Quy, Phụng và cũng là loài động vật có thực duy nhất. Cho đến tận bây giờ thì những con vật dù chỉ là truyền thuyết nhưng vẫn được người dân tôn trọng và rùa cũng là loài động vật được bảo vệ, cấm săn bắt trái phép.
Xưa kể rằng, cụ Rùa ngày xưa đã ở tại chùa sau đó bị người ta trộm bán và sư trụ trì đã cất công đi tìm sau đó chuộc lại. Từ đó tình cảm giữa chùa và cụ Rùa cũng khắng khít hơn. Sau khi cụ Rùa mất nhà sư cho ướp xác và bảo quản cẩn thận trong lồng kính.

Phước Kiển Tự
Cũng có câu chuyện kể rằng có tên lính tên Mười Phu đến chùa với ý đồ xấu và muốn bắt cụ làm thịt với điều kiện nếu như thả cụ ra xa cụ không thể quay về chùa thì sẽ bắt cụ. tuy nhieenn lần nào cụ cũng có thể tự tìm được đường về. Sau đó tên lính tức tối bỏ đi và khi trở về nhà hắn sợ hãi từ đó không phá phách, sát sinh nữa.
Cũng có câu chuyện trong thời chiến tranh loạn lạc, cụ rùa được nhà người dân nuôi và sau đó được trả về chùa.
Thông tin thú vụ dành cho các bạn là rùa ở chùa lá sen có món ăn khoái khẩu là rau muống đấy. Dường như cụ Rùa cũng chỉ ăn rau muống mà thôi.

Cụ Rùa được ướp xác trong tủ kính
3.5 Kiến trúc ngôi chùa
Kiến trúc ngôi chùa sau khi được xây dựng lại không quá cầu kì với hồ sen hình vuông tượng trưng cho Đất rộng 700m2 , bên cạnh đó có thêm một hồ sen ở trong chùa nữa cũng được xây dựng từ hố bom Phía hông chánh điện chùa có một đại hồng chung hơn trăm tuổi được đúc và đặt ở chùa từ những ngày đầu chùa được hình thành. Ở ao sen có tượng ba ông khỉ với các tư thế khác nhau che mặt, che miệng, che tai với hàm ý không nghe không nói không nhìn. Những điều khổ đau của con người cung xuất phát từ đây. Vậy nên không nghe không nói không nhìn đều là vì để tâm thanh tịnh và bớt đau khỏ vì chuyện đời hơn.

Phước Kiển Tự
hình ba ông khỉ này bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh tương tự tại Làng Cù Lần ở Đà Lạt đấy.
Bên trong chánh điện chùa Lá Sen ban đầu thờ Phật sau còn thờ thêm Ngọc Hoàng, thánh mẫu mẹ diêu trì… “Ban đầu chùa thờ Phật, theo dòng Lâm Tế Chánh Tông. Khi chùa có nhiều khách đến thăm, họ mang theo cả tượng ngọc hoàng, thánh mẫu, hộ pháp… nên giữ lại thờ luôn.

Phước Kiển Tự
4. Nên đến Phước Kiến Tự vào thời gian nào
Bạn có thể đến chùa bất cứ thời gian nào trong năm nhưng đẹp nhất vẫn là mùa nước nổi từ tháng 9 để ngắm được sen nở đẹp nhất, to nhất và check in cùng sen đấy. Mùa này sen nở rộ, ngắm nhìn được sắc trắng hồng xen giữa những chiếc lá xanh biếc khiến không gian như bừng sáng. Đừng bỏ lỡ nơi đây nếu có dịp đến với Đồng Tháp nhé!

Phước Kiển Tự
5. Kinh nghiệm và lưu ý khi đến Phước Kiến Tự
Trên đây là một số điều về Chùa Phước Kiển hữu ích để bạn có thể chuẩn bị cho mình hành trình chi tiết và đáng nhớ cho chuyến đi của mình. Bên cạnh đó bạn có thể truy cập chúng mình để tìm thêm những điểm du lịch hay do và các kinh nghiệm du lịch hữu ích. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm về các điểm du lịch Đồng Tháp để có thêm nhiều thông tin hơn nhé. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ!
Đăng bởi: Phương Hà