Bạn đang xem bài viết Giải thích câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải thích câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Nếu bạn đang thực hiện đề văn này cần tham khảo bài viết bên dưới được chúng tôi biên soạn và chắc chắn học sinh sẽ có kết quả cao trong bài viết này. Các thông tin bên dưới chỉ có tính chất tham khảo là chính, rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn.
Giải thích tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn hay nhất
Bài 1
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện, thế giới không ngừng phát triển, càng ngày càng có nhiều phát minh mới ra đời vì thế nếu chúng ta không chịu khó học hỏi tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới thì sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu đối với mọi người xung quanh. Không chỉ ở thời kì này chúng ta mới cần học hỏi, mà ngay từ thời xưa ông bà ta cũng thường khuyên răn con cháu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Thật vậy, câu tục ngữ này là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. “Đi một ngày đàng”, “đàng” ở đây ý chỉ đường đi, “học một sàng khôn”, “sàng khôn” ở đây ý chỉ những kiến thu nhặt được. Vì vậy câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có ý nghĩa là khuyên chúng ta đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người thì sẽ được mở mang tri thức, sẽ hiểu biết hơn về xã hội xung quanh từ đó hoàn thiện hơn về kiến thức cũng như kĩ năng của chính bản thân mình. Câu tục ngữ mang cấu trúc đối lập lại càng nâng cao được giá trị của việc học tập chỉ đi có “một ngày đàng” mà học được đến cả “ một sàng khôn”.
Trong thời kì phát triển như hiện nay thì việc đi lại không còn khó khăn như xưa nữa, chúng ta có thể đi đến nhiều nơi tiếp thu nhiều kiến thức, nhiều nền văn hóa khác nhau. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều mới lạ từ thế giới xung quanh kể cả cách giao tiếp, ứng xử trong mọi tình huống và khám phá được điều mới trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng thực tế nhất cho câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” này từ một thanh niên yêu nước không có gì trong tay Bác đã đi qua rất nhiều đất nước, học hỏi rất nhiều thứ tiếng, tiếp thu nhiều con đường giải phóng dân tộc khác nhau để chọn ra được con đường thích hợp nhất để đưa đất nước ta thoát khỏi ách nô lệ, tiến đến xã hôi dân chủ độc lập tự do.
Bên cạnh đó, nếu chúng ta không chịu đi đây đó học thì kiến thức sẽ bị hạn hẹp, và rất dễ dàng bị xã hội đào thải, cũng giống như truyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng”. Khi ở trong giếng thì ếch tự cho mình là vua và “coi trời bằng vung”, và nó rất tự tin là mình mạnh nhất và không ai có thể so sánh với mình, đến một ngày khi nước ngập qua khỏi miệng giếng thì ếch ta mới có cơ hội để ra ngoài, để nhìn trời nhìn mây, vì quá ngạc nhiên trước những gì diễn ra trước mắt nên ếch cứ mải ngước mặt lên trời nhìn và bị con trâu đi qua giẫm chết. Đó là kết cục cho những kẻ luôn cho mình là tất cả mà không chịu cố gắng học hỏi. Tuy nhiên kiến thức là vô hạn mà sức người thì hữu hạn vì thế chúng ta phải biết chắt lọc những kiến thức học được lựa chọn những thứ phù hợp với bản thân để tiếp thu và phát triển.
Tóm lại, câu tực ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một lời khuyên, lời dạy đúng đắn. Chúng ta phải ra ngoài tiếp xúc với nhiều người, nhiều điều khác nhau thì mới có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, kĩ năng để phát triển bản thân. Đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước thì lại càng cần cố gắng và học hỏi nhiều hơn nữa để đưa đất nước ngày càng phát triển.
Bài 2
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ông cha ta khuyên dạy kiến thức rộng lớn bao la và đòi hỏi có sự am hiểu cuộc sống. Con người cần phải đi nhiều, tìm hiểu nhiều để học hỏi tri thức nhằm nâng cao trình độ và hiểu biết của bản thân.
Câu tục ngữ này giải thích khá đơn giản, “ngày đàng” vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. “Sàng khôn” đó là tìm, chắt lọc trí khôn có nghĩa là kiến thức hữu ích cho con người.
Đi một ngày đàng chỉ sự du ngoạn, đi nhiều nơi, trong vế thứ hai học một sàng khôn chỉ kết quả học hỏi, thu nhận. Sàng theo nghĩa đen là đồ đan bằng tre, hình tròn, thưa có tác dụng lọc sạch trấu, hỗn tạp. Sàng khôn là học cái hay, cái tốt của xã hội giúp con người trưởng thành và mở mang trí tuệ hơn.
Ngoài xã hội có nhiều điều mới, đặc biệt l người mới tiếp xúc. Văn minh với nhiều người có kiến thức, nơi trao đổi, buôn bán hoặc kiến thức khoa học. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng có. Những tệ nạn xã hội khiến con người tha hóa về đạo đức, nhân phẩm. Mặc dù biết có những tác hại nhưng khi dính vào khó lòng rút ra được. Vì vậy ngoài việc đi tìm hiểu kiến thức chúng ta cần phải biết chắt lọc và thu nhận cái hay cái tốt về mình.
Kiến thức là vô tận, có biết bao nhiêu lẽ phải đang chờ chúng ta. Ai trong chúng ta sống trong xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng nếu biết kiên trì, vững tin và chọn lọc kiến thức, kĩ năng chắc chắn bạn sẽ thành công.
Câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” khuyên răn chúng ta nên tìm cách mở rộng hiểu biết, mở rộng kiến thức nhằm thu nhận nhiều thành công và hơn hết là giúp xã hội trở nên phát triển, tiến bộ.
Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
Vừa rồi là 2 bài văn giải thích về câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” được tác giả biên soạn. Với các bài giải thích này là tư liệu quan trọng dành cho học sinh khi viết văn giải thích trên lớp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải thích câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.