Bạn đang xem bài viết Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đến với thể loại văn giải thích, chúng tôi sẽ gợi ý các bạn học sinh làm văn giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn. Đây là đề bài thường xuyên xuất hiện trong các bài văn giải thích trung học cơ sở. Với 2 bài văn mà chúng tôi giới thiệu chắc chắn giúp học sinh tham khảo đạt điểm cao.
Bài văn giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
Đề bài: Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
Bài số 1
Cha ông ta từ hàng ngàn năm qua đã có nhiều câu nói đúc kết dựa vào kinh nghiệm thực tế trong số đó nổi tiếng là câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ chỉ ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất lớn.
Trước tiên cần hiểu khái niệm câu tục ngữ, “ngày đàng”, “sàng khôn” sử dụng mục đích nhằm truyền tải thông điệp tới mọi người. “Đàng” là một cách nói khác có sự đồng nghĩa với “đường”, thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường. “Sàng” là một vật dụng sử dụng trong nhiều gia đình Việt. “Sàng” được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lọc lúa gạo, vật dụng quen thuộc trong lao động, sản xuất. Tác giả sử dụng hai từ “sàng khôn” rất thâm thúy. Thường trí khôn chính là kiến thức là thứ không thể cân, đo, đong, đếm nhưng câu nói sử dụng cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc hiểu rằng sàng lọc trí khôn, cũng có thể hiểu là chắt lọc, sàng lọc kiến thức, thu nhận kiến thức chọn lọc. Câu tục ngữ này sẽ mang ý nghĩa, con người nện đi ra ngoài mở rộng, học hỏi thêm kiến thức để thông minh hơn.
Tương tự ông cha ta muốn khuyên răn con cháu tìm hiểu thêm kiến thức học hỏi, đi khắp đó đây nâng cao tầm hiểu biết thu nhập thêm nguồn kiến thức cho mình bởi tri thức làvô tận nếu không chịu học hỏi sẽ tự làm mình kém hiểu biết, khờ khạo.
Chắc chắn bạn đã từng đọc qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng, câu tục ngữ kể về một chú ếch cả đời chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong cái giếng nên “xem trời bằng vung” đến khi nước lớn chú được ra khỏi cái giếng thì vẫn giữ thái độ hênh hoang, khoác lác nên đã bị chết một cách thê thảm.
Trong cuộc sống hiện đại, việc tìm hiểu học hỏi thêm nguồn kiến thức sẽ rất quan trọng. Khoa học kỹ thuật, y học…trên thế giới phát triển, tiến bộ, giúp thay đổi bộ mặt cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải luôn nỗ lực học hỏi, đi đây đó tìm hiểu những thế mạnh của họ để về nước áp dụng kiến thức đó vào trong lao động và sản xuất, đó mới là điều hay lẽ phải mà câu tục ngữ dạy bảo chúng ta.
Như vậy qua câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn khuyên bảo con cháu đời phải nỗ lực học tập, mở mang kiến thức bởi tri thức là vô tận. Nhất là thế hệ trẻ tuổi trẻ ngày hôm nay, chủ nhân tương lai của đất nước phải ham học hỏi, tiếp thu kiến thức để làm chủ đất nước.
Bài số 2
Kho tàng văn học dân gian, tục ngữ là thể loại dân gian súc tích, ngắn gọn, dễ nhớ, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ vô cùng quen thuộc và giàu ý nghĩa. Câu tục ngữ để lại những bài học thấm thía về việc mở rộng kiến thức của mọi người.
“Khôn” là điều hay, lẻ phải, những điều tốt bổ ích mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách. “sàng” là công cụ lao động nhà nông, thường được làm bằng tre, nứa. “sàng khôn” là cách để sàng lọc kiến thức chỉ lại những điều hay, điều tốt mà thôi, loại bỏ đi những cái xấu xa.Câu tục ngữ khẳng định đề cao con người nên đi nhiều, học hỏi nhiều điều mới trong thực tế cuộc sống.
Tại sao “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” lại là chân lý ? Học trường lớp kiến thức trong sách vở, học thầy, học bạn nhưng mỗi chúng ta còn cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống. Học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khoa học bởi học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất và xã hội. Nếu chỉ quanh quẩn trong lớp học chưa đủ vì cách học tập xa rời cuộc sống, học sinh sẽ phát triển thụ động. Con người nhất thiết phải học hỏi nhiều điều từ xã hội mới nhanh chóng trưởng thành.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là cách học tập kết hợp giữa ba yếu tố đó là gia đình – nhà trường – xã hội. Kiến thức sách vở chỉ là phụ và những kinh nghiệm thực tế sẽ giúp kiến thức được mở rộng và nâng cao.
Cũng vì lí do đó mà rất nhiều bạn học sinh lựa chọn đi du học ở bên nước ngoài. Học tại các nước sinh viên sẽ được va chạm, cọ xát với các sinh viên khác chắc chắn tăng khả năng thích nghi với môi trường khi đó nguồn kiến thức nâng cao hơn rất nhiều. Nếu có cơ hội hãy cứ bay xa tiếp thu n kiến thức mới, để học tập thêm những kinh nghiệm quay về để giúp ích cho đất nước. Cũng như ngày xưa Nguyễn Trường Tộ ông nhờ được đi ra nước ngoài, đượcchứng kiến sự phát triển khoa học kĩ thuật thần ký ở nước ngoài nên mới có tư tưởng tiến bộ, mong muốn cải cách để đưa đất nước đi lên rất tiếc rằng không thực hiện được.
Có đi đây đi đó con người mới hiểu thêm kiến thức mới, học hỏi tiếp thu và vận dụng kiến thức của mình vào công việc, học tập hoặc lao động sản xuất. Chính điều này giúp ích cho sự phát triển của bản thân rộng hơn đó là sự thịnh vượng của gia đình và xã hội.
Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân
Đó là 2 bài văn tham khảo về đề bài giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn. Hi vọng 2 bài văn bên trên sẽ giúp ích cho các em học ính khi thực hiện bài tập làm văn tại lớp. Chúc các em học tốt!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.